|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Thị trường giao vận chặng đầu và chặng cuối phân hóa sâu

11:17 | 12/10/2020
Chia sẻ
Trong khi các doanh nghiệp giao vận chặng đầu đang gặp khó khăn trong 6 tháng đầu năm, nhóm công ty giao vận chặng cuối lại đứng trước cơ hội để bứt phá.

Báo cáo tổng hợp của Do Ventures cho thấy ngành logistic Việt đang có giá trị tương đương 21% GDP. Vì thế, đây là mảnh đất màu mỡ cho các công ty giao vận, đặc biệt là các công ty giao vận sử dụng công nghệ.

5 năm gần đây, thị trường giao vận liên tục chứng kiến xuất hiện những doanh nghiệp mới, với trung bình 6-8 cái tên mỗi năm. Hiện tại, khoảng 40 công ty e-logistic (logistic điện tử) đang hoạt động và đa số là các đối tác của sàn thương mại điện tử lớn.

Trong số đó, các hãng e-logistic chặng cuối là nhóm phổ biến nhất, với những doanh nghiệp mới xuất hiện gần như hàng năm. AhaMove, SuperShip ra đời trong năm 2015; XtayPro xuất hiện trong năm 2016; LalaMove, GrabExpress trình làng năm 2017; GoSend, Ninja Van xuất hiện năm 2018; MyGo, HeyU ra đời năm 2019.

Ngược lại, tỉ lệ các hãng giao hàng chặng đầu từ nhà kho khá thấp. SmartLog, eton và PostGo là vài cái tên tiêu biểu.

Phân hóa sâu thị trường giao vận chặng đầu và chặng cuối - Ảnh 1.

Các cái tên trong làng e-logistic Việt. Đồ họa: Do Ventures.

Theo báo cáo của Do Ventures, với việc hạn chế đi lại giữa các quốc gia trong nửa đầu năm 2020, các hãng giao hàng chặng đầu đang gặp khó khăn. Khó khăn ấy trực tiếp tác động lên kim ngạch xuất nhập khẩu quốc gia trong 6 tháng đầu năm: giảm 1,4% xuống còn 240,1 tỉ USD.

Các hãng giao hàng chặng cuối lại hưởng lợi từ việc người dân ưa thích mua những món hàng tiện lợi và quan tâm đến vấn đề an toàn khi mua sắm. Một số thương hiệu giao hàng từ siêu thị, cửa hàng tiện lợi đã xuất hiện, như GrabMart, TikiNgon hay LoMart.

Tiểu Phượng