|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Thị trường đất nền vắng nhà đầu cơ

07:26 | 15/08/2020
Chia sẻ
Giám đốc bộ phận Kinh doanh Nhà ở Savills Việt Nam cho biết, khi thị trường đi xuống, đa số các nhà phát triển BĐS đều sẽ giữ tâm lí thận trọng do không chắc chắn về thị trường, còn các nhóm hay cá nhân đầu tư sẽ khá e dè do việc mua bán tài sản hay dự án đều phải cần một nguồn vốn lớn.

Theo báo cáo vừa công bố, Savills Việt Nam cho biết, những tác động của dịch COVID-19 lên mọi ngành nghề của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang càng trở nên sâu rộng hơn, cả trên phương diện trực tiếp và gián tiếp.

Riêng với thị trường BĐS TP HCM, cả hai phân khúc là căn hộ và biệt thự nhà phố đều chứng kiến sự sụt giảm về nguồn cung đáng kể.

Theo đó, nguồn cung căn hộ trên thị trường sơ cấp giảm 52%, với 9.100 căn, mức thấp nhất trong 5 năm qua.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra với phân khúc biệt thự nhà phố, với lượng sản phẩm biệt thự/nhà phố, đất nền sơ cấp đã giảm 43% theo năm xuống còn 3.250 căn/nền. 

Trong đó, đất nền giảm mạnh hơn (giảm 53% theo năm) so với biệt thự/nhà phố (giảm 23%). 

Tổng nguồn cung mới trong nửa đầu năm 2020 là hơn 1.900 căn/nền, giảm 58% theo năm. 

Nguồn cung thấp kỉ lục dẫn đến lượng giao dịch cũng giảm theo, lượng giao dịch căn hộ nửa đầu năm chỉ đạt hơn 6.800 căn, giảm 55% theo năm, mức thấp nhất trong 5 năm qua. Lượng giao dịch biệt thự/nhà phố giảm 34% theo năm.

Đối với đất nền, sự sụt giảm các nhà đầu cơ do COVID-19 đã khiến doanh số giảm 67% theo năm. 

Tỉ lệ hấp thụ trong quí II đạt mức trung bình 50% đối với biệt thự/nhà phố và 43% cho đất nền.

Thị trường BĐS đi xuống: Doanh nghiệp thận trọng, nhà đầu tư e dè - Ảnh 1.

Tình hình hoạt động một số phân khúc BĐS tại TP HCM. (Nguồn: Savills Việt Nam)

Ông Nguyễn Khánh Duy, Giám đốc bộ phận Kinh doanh Nhà ở, Savills Việt Nam cho biết, khi thị trường đi xuống, đa số các nhà phát triển BĐS đều sẽ giữ tâm lí thận trọng do không chắc chắn về thị trường, còn các nhóm hay cá nhân đầu tư sẽ khá e dè do việc mua bán tài sản hay dự án đều phải cần một nguồn vốn lớn. 

Cũng có không ít bộ phận các đơn vị chủ đầu tư phải bán tháo bớt tài sản và các danh mục đầu tư của mình do thua lỗ trong kinh doanh.

Thị trường BĐS đi xuống: Doanh nghiệp thận trọng, nhà đầu tư e dè - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Khánh Duy, Giám đốc bộ phận Kinh doanh Nhà ở, Savills Việt Nam. (Ảnh: Savills Việt Nam)

Cũng theo ông Duy, thời điểm khó khăn này lại là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp hay cá nhân có khả năng tài chính, kinh nghiệm trong việc đầu tư BĐS trong và ngoài nước.

Với những chính sách và chủ trương thiết thực của Chính phủ, đây có thể coi là thời điểm vàng dành cho các thương vụ mua bán và sát nhập các dự án BĐS tại TP HCM nói riêng và cả nước nói chung. 

Bên cạnh đó, việc nỗ lực triển khai tuyến đường sắt Metro của UBND TP HCM đi cùng với việc hoàn thiện triệt để việc xây dựng cơ sở hạ tầng tại các quận vệ tinh như Quận 9, Nhà Bè sẽ là một cú huých mạnh mẽ cho việc mở rộng và kết nối các khu độ thị mới, nhằm giải tải cho các khu vực trung tâm.

Ngoài ra, việc tạm thời hạn chế trong các hoạt động kinh doanh có thể coi là thời điểm tốt để bản thân các doanh nghiệp tái cơ cấu và thay đổi chiến lược đầu tư, hướng tới các phân khúc BĐS có tiềm năng lớn như BĐS công nghiệp hay nghỉ dưỡng và hoàn thành các thủ tục liên quan đến đất đai, cấp phép nhằm đón đầu cho chu kì phát triển BĐS tiếp theo.

Liên quan đến thủ tục pháp lí, đại diện Savills nhận định đây là việc cần làm của Chính phủ trong việc kiểm soát hoạt động của các chủ đầu tư BĐS. Nhà nước cũng cần xem xét và mở rộng hơn về chính sách và qui trình thủ tục mua bán BĐS đối với người nước ngoài. 

Chẳng hạn, tăng tỉ lệ số lượng căn hộ bán cho người nước ngoài, đơn giản hóa qui trình thủ tục hành chính, cho phép đóng các loại thuế phí trực tuyến, minh bạch và ra các hướng dẫn, đẩy nhanh tiến độ về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất,...

Hà Lê

ĐHĐCĐ Vincom Retail: Lãi 1.080 tỷ đồng trong quý I, lãnh đạo khẳng định không đổi tên khi xuất hiện cổ đông mới
Năm 2024, ban lãnh đạo Vincom Retail trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 9.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 4.420 tỷ đồng.