|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán Châu Á chao đảo trong đợt bán tháo dài nhất 16 năm, 700 tỷ USD vốn hóa bay hơi

16:31 | 12/09/2018
Chia sẻ
Ngày 12/9, chỉ số MSCI Asia Pacific Index đại diện cho thị trường chứng khoán Châu Á giảm phiên thứ 10 liên tiếp, nâng tổng tỷ lệ giảm lên khoảng 5% và quy mô sụt giảm vốn hóa lên 700 tỷ USD. 
thi truong chung khoan chau a chao dao trong dot ban thao dai nhat 16 nam 700 ty usd von hoa bay hoi 7 bài học đắt giá từ cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán 10 năm trước

Lý do giải thích hiện tượng này thì có nhiều, có thể kể đến một số như: căng thẳng thương mại, đồng USD mạnh lên, những biến động của thị trường mới nổi và xu thế giá xuống của thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Ông Nader Naeimi, chuyên gia tại AMP Capital Investors nhận định: “Thị trường chứng khoán Châu Á đang bị mắc kẹt trong hàng loạt thông tin bất lợi về căng thẳng thương mại, sự mạnh lên của đồng USD và hiệu ứng lây lan tại các thị trường mới nổi. Sự suy yếu của Trung Quốc lại như đổ thêm dầu vào lửa”.

Phiên 12/9, đa phần các thị trường chứng khoán đều giảm điểm, dẫn đầu đà giảm là Nhật Bản với chỉ số Topix mất 0,5%, tiếp sau là chỉ số Hang Seng giảm 0,4%. Trong khi đó, chỉ số Shanghai đang ở gần mức thấp nhất trong 4 năm qua sau khi nỗ lực cải thiện tâm lý của các nhà làm chính sách không phát huy tác dụng.

thi truong chung khoan chau a chao dao trong dot ban thao dai nhat 16 nam 700 ty usd von hoa bay hoi
Thị trường chứng khoán Châu Á (đại diện bởi chỉ số MSCI Asia Pacific Index) đã giảm 10 phiên liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ năm 2002. Nguồn: Bloomberg.

Dưới đây là bình luận của các chuyên gia về thực trạng của thị trường chứng khoán Châu Á:

Hiệu ứng lây lan của các thị trường mới nổi

Theo ông Ken Peng, chiến lược gia tại Citigroup “Hiệu ứng lan truyền từ Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina đang ảnh hưởng ngày càng nhiều tới những nền kinh tế phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài như Indonesia và Philippines. Ông Peng cho rằng cả hai quốc gia Đông Nam Á này đều có “thâm hụt kép (thâm hụt tài khoản vãng lai và thâm hụt tài khóa – PV), lạm phát cao và đang tăng. Trong khi dự trự ngoại hối đang dần cạn kiệt.”

Căng thẳng thương mại

Theo ông Michael McCarthy, chiến lược gia trưởng tại CMC Markets, mối lo ngại hiển hiện nhất trong ngắn hạn là các căng thẳng thương mại. Ông McCarthy nhận định, dấu hiệu xuống thang căng thẳng sẽ có tác động tích cực tới thị trường, nhưng khả năng kịch bản này xảy ra là không cao.

Ông Ken Peng, chuyên gia Citigroup cũng đồng ý “Rủi ro lớn nhất đối với thị trường là vấn đề thương mại. Mọi người đang rất lo ngại” khoản thuế áp lên 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Ông cũng nói thêm cuộc bầu cử giữa kỳ diễn ra vào ngày 6/11 sẽ rất quan trọng và sau đó căng thẳng thương mại có thể dịu bớt.

Đồng USD mạnh lên

Ông Paul Kim, giám đốc đầu tư của Eastspring Investments thì nhận định, sự suy giảm của thị trường chứng khoán châu Á là do đồng USD không ngừng mạnh lên so với đồng tiền các nước mới nổi. Ông dự báo sẽ có một dòng tiền chảy ra khỏi các thị trường mới nổi khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất theo kế hoạch

Duy trì nhận định tiêu cực

Ông Jonathan Garner, giám đốc điều hành tại Morgan Stanley nhận xét: “Chúng tôi tiếp tục nhận định tiêu cực đối với thị trường chứng khoán Châu Á và các nước mới nổi, và nhiều khả năng sẽ hạ dự báo lợi nhuận trong các tháng tới” vì “tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại do thắt chặt tín dụng” và nhu cầu giảm đi đối với mặt hàng ô tô và phần cứng.

Còn quá sớm để “vào hàng”

Ông Nader Naeimi, chuyên gia tại AMP Capital Investors nhận định “Chứng khoán Châu Á hiện đã rẻ đi rất nhiều và đang trong trạng thái quá bán so với hồi đầu năm. Tuy nhiên xem xét rủi ro của thị trường chứng khoán Mỹ và thực trạng là khi chứng khoán Mỹ sẽ kéo theo hiệu ứng thoái vốn toàn cầu, tôi nghĩ giờ đây vẫn còn quá sớm để “vào hàng””.

Những dấu hiệu lạc quan

Ông Ken Peng, chuyên gia Citigroup, cho rằng “Chúng tôi đã bắt đầu trông thấy anh sáng le lói ở cuối đường hầm, nhưng ngay lúc này chính chúng tôi cũng đang chìm trong bóng tối.” Các nhà đầu tư cần những tín hiệu rõ ràng hơn trước khi bước vào thị trường và mua cổ phiếu. “Đó là thách thức đối với những người quản lý tiền”.

Ông Jason Low, chiến lược gia tại strategist at DBS Bank Holdings Ltd nhận định: “Dự kiến quý sau chúng tôi sẽ có nhận định lạc quan hơn về thị trường chứng khoán Châu Á nếu diễn biến điều chỉnh hiện nay tiếp tục. Định giá khi đó sẽ hấp dẫn hơn và đáng chú ý hơn."

Ông Jasslyn Yeo – chiến lược gia tại JPMorgan Asset Management thì lạc quan: “Tin tốt là mức định giá đang ngày càng hấp dẫn và các chỉ số kỹ thuật đều đang ở vùng quá bán, có nghĩa là thị trường chứng khoán Châu Á hứa hẹn sẽ bật tăng mạnh trong vài tháng tới”.

Xem thêm

Song Ngọc

Chủ tịch Kinh Bắc: Thị trường bất động sản muốn ấm phải chờ sang năm
Theo ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, thị trường bất động sản đến thời điểm này vẫn chưa ấm lên và có thể sẽ có dấu hiệu phục hồi theo hướng phát triển bền vững từ cuối năm nay.