|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 7/2: Dòng tiền 'dè dặt', giá trị giao dịch sụt 55% dù VN-Index tăng gần 30 điểm

09:54 | 07/02/2018
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán 7/2 chứng kiến sự hồi phục trên cả ba sàn. VN-Index sau hai ngày giảm mạnh đã bật tăng trở lại gần 30 điểm nhưng dòng tiền đổ vào thị trường còn yếu, giá trị giao dịch phiên hôm nay sụt 55% so với phiên 6/2.
thi truong chung khoan 72 dong tien de dat gia tri giao dich sut 55 du vn index tang gan 30 diem Nhận định thị trường chứng khoán 7/2: VN-Index sẽ qua những ngày 'đen tối’?

Dòng tiền tiếp tục 'dè dặt' phiên chiều, giá trị giao dịch sụt 55%

Kết thúc phiên giao dịch ngày 7/2, cả ba sàn đều tăng điểm trở lại. Cụ thể, VN-Index tăng 28,95 điểm (2,86%) lên 1.040,55 điểm. HNX-Index tăng 3,45% lên 119,62 điểm, UPCoM-Index tăng 3,3% lên 56,76 điểm.

Thanh khoản sụt 55% so với phiên trước, ứng với giá trị chỉ còn 7.818 tỷ đồng. Trong đó trên HOSE có thanh khoản hơn 241 triệu đơn vị (6.613 tỷ đồng), HNX là 58 triệu đơn vị (852,8 tỷ đồng), UPCoM gần 14 triệu đơn vị (352 tỷ đồng).

Tổng số mã tăng điểm trên cả ba sàn áp đảo với 534 mã. Riêng nhóm VN30 có 24 mã tăng và chỉ có các mã MSN, NVL, SBT và VIC giảm. Đặc biệt BID, DHG, VJC và ROS các mã tăng trần. Ở giao dịch thỏa thuận xuất hiện 1,4 triệu cổ phiếu VJC được giao dịch với giá sàn, tổng giá trị khoảng 224 tỷ đồng.

Đà tăng trải dài với nhiều nhóm ngành như ngân hàng, chứng khoán, dầu khí, thép, hàng không, bất động sản và xây dựng. Kể đến nhiều mã tăng trần trong số này như VRE, HDB, HCM, NLG, VND hay AAA. Trong số này, HDB có giao dịch thỏa thuận 2,8 triệu cổ phiếu giá sàn, ước tính 107 tỷ đồng.

Nhóm ngành cao su phân hóa khi CSM, DRC, PHR tăng nhưng DPR, TRC hay VHG lại giảm. Phía dòng penny một số mã như HHS, DLG, AMD, HAI tăng trần nhưng KSA, CDO giảm sàn.

Tính đến 14h, VN-Index tăng 26,71 điểm so với phiên trước lên 1.038.31 điểm. Sức tăng không còn mạnh như phiên sáng. Trong đó, một số mã tăng điểm ở nhóm VN30 đã quay đầu giảm như NVL, KDC hay SBT. Một số mã khác vẫn có trạng thái tích cực, điển hình như VJC giao dịch quanh giá trần hay việc BID, DHG vẫn còn sắc tím.

Sắc xanh vẫn được duy trì tại nhóm ngân hàng và chứng khoán. Tương tự như vậy, nhóm dầu khí ngoại trừ PVT và PVD có giá đỏ thì các mã khác hầu hết đều tăng điểm. Điểm trừ của thị trường đến từ nhóm cao su khi các mã như DPR, DRC, PHR, TRC hay SRC đồng loạt có giá đỏ, số ít mã như CSM giao dịch sát giá trần ở mốc 14.300 đồng/cp.

Chưa đến 4.500 tỷ đồng đổ vào phiên sáng dù VN-Index tăng 33 điểm

Kết thúc phiên sáng ngày 7/2, cả ba sàn đều tăng trở lại với tổng cộng 496 mã tăng. Trong đó, VN-Index tăng 33,39 điểm (3,3%) lên 1.044,99 điểm nhưng thanh khoản chỉ khoảng 192 triệu đơn vị, ứng với 4.481 tỷ đồng.

Nhóm VN30 có tới 28 mã tăng điểm và chỉ duy nhất MSN có giá đỏ. Các mã BID, DHG tăng trần. Nhiều mã bluechips khác như VJC, VNM, SAB, VCB tăng điểm mạnh mẽ.

Nhóm ngân hàng, chứng khoán, dầu khí đóng góp tích cực với hầu hết các mã đều có giá xanh. Đặc biệt một số mã như HDB, PVO, PVX hay HCM và VND tăng trần.

Hầu hết các nhóm ngành đều có sắc xanh phủ kín điển hình như nhóm thép, hàng không, dệt may, bất động sản và xây dựng. Nhiều mã penny như TSC, TNT, PPI, KSH hay HHS đồng loạt có sắc tím.

“Họ FLC” sau một thời giảm điểm đã lấy lại được trạng trái tích cực với nhiều mã có giá xanh trong đó AMD, FLC, KLF thậm chí tăng trần.

Tính đến 10h30, VN-Index tăng 33,49 điểm lên 1.045,09 điểm. Cả thì trường vẫn ghi nhận sắc xanh chiếm chủ đạo. Riêng nhóm VN30, các mã BID, CTG, DHG, SSI đã tăng trần.

Nhiều mã bluechips khác như VNM, VCB, VIC hay PLX vẫn tăng mạnh. Ở nhóm ngân hàng, SHB tăng trần lên 12.700 đồng/cp với thanh khoản gần 12 triệu đơn vị. Tương tự HDB tăng trần lên 43.850 đồng/cp với thanh khoản gần 1,6 triệu đơn vị.

Nhóm dầu khí các mã PVC, PVB, PVS vẫn có giá xanh, PVD sau khi có thời điểm giảm đầu phiên đã tăng trở lại. Đặc biệt, PVX tăng trần lên 2.200 đồng/cp với thanh khoản gần 1,6 triệu đơn vị.

Một vài mã đáng chú ý khác như AAA tăng trần lên 26.750 đồng/cp. Các mã DIG, DLG hay DCM cũng tăng trần hưởng ứng chung vào đà hồi phục của toàn thị trường.

Thị trường hồi phục sau hai ngày "đen tối"

Tính đến 9h45, cả ba sàn đều tăng điểm trở lại sau hai ngày "đẫm máu" trước đó. Lần lượt VN-Index tăng 29,72 điểm lên 1.041,32 điểm, HNX-Index tăng 3,7 điểm lên 119,34 điểm và UPCoM-Index tăng 1,53 điểm lên 56,48 điểm. Có đến gần 400 mã ghi nhận có giá xanh.

Kể đến đầu tiên cho đợt hồi phục của thị trường là nhóm Bluechips. Các mã như VNM tăng 4.900 đồng lên 202.800 đồng/cp, VIC tăng 1.200 đồng lên 82.300 đồng/cp. Nhiều mã khác như SAB, VRE hay PLX cung đồng loạt tăng điểm. Tính riêng nhóm VN30 cho đến thời điểm này có 28 mã tăng và chỉ có MSN giảm.

thi truong chung khoan 72 dong tien de dat gia tri giao dich sut 55 du vn index tang gan 30 diem
Thị trường chứng khoán đang dần hồi phục?

Cuộc khởi nghĩa trên thị trường lan tỏa trên diện rộng. Nhóm ngân hàng đồng loạt tăng điểm, nổi bật trong số đó là BID tăng tới 1.800 đồng lên 31.000 đồng/cp và đang rất sát với giá trần. Các mã như STB, VCB, CTG, MBB, SHB hay HDB đều ghi nhận có giá xanh.

Giống như vậy ở nhóm dầu khí, PVB, PVC, PVS hay PET cùng đồng khởi tăng giá. Đặc biệt, PVO tăng trần lên 9.800 đồng/cp. Số ít mã như PVD giảm 150 đồng xuống 22.800 đồng/cp.

Nhóm chứng khoán hầu hết đều có giá xanh. Trong đó, SSI tăng 1.800 đồng lên 33.000 đồng/cp và rất gần giá trần. Các mã VCI, VND hay HCM cùng đều tăng khá mạnh, SHS đạt 20.900 đồng/cp và có thời điểm đã đạt tới giá trần.

Sắc xanh còn lan tỏa trên nhiều nhóm ngành khác như hàng không, thép, cao su hay nhựa. Trong đó, các mã vốn hóa lớn như HSG, HPG, VJC hay HVN đều bật tăng mạnh.

AAA tăng 1.700 đồng lên 26.700 đồng/cp. Mới đây, cả Chủ tịch HĐQT và Phó Tổng Giám đốc tại AAA đã tăng ký mua vào lần lượt 3 triệu và 2 triệu cổ phiếu của công ty từ ngày 9/2-9/3 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Nâng sở hữu cả hai từ 0% lên 3,6% và 2,4% vốn tại AAA.

Nhóm bất động sản và xây dựng sắc xanh tràn ngập trên nhiều mã như FCN, HBC, CII, CTD, NVL hay DRH. Riêng SDI tăng trần lên 13.300 đồng/cp. Ngược lại CTI giảm sàn xuống 35.850 đồng/cp.

Minh Đăng

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.