|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (6/2): Nhóm ngân hàng kéo mạnh cuối phiên, VN-Index tăng hơn 12 điểm

13:49 | 06/02/2023
Chia sẻ
Nỗ lực hồi phục giữa phiên sáng của nhóm vốn hóa lớn giúp các chỉ số chính của thị trường dần cân bằng trở lại. Lực cầu nâng đỡ từ đó giúp VN-Index đảo chiều tăng 2 điểm.

 Diễn biến các chỉ số thị trường. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Đóng cửa, VN-Index tăng 12,14 điểm (1,13%) lên 1.089,29 điểm, HNX-Index giảm 0,81 điểm (0,36%) về 214,47 điểm, UPCoM-Index tăng 0,43 điểm (0,56%) xuống 75,96 điểm.

VN-Index đóng cửa ở mốc 1089,29, tăng 12,14 điểm tương đương 1,13%. Thanh khoản toàn thị trường đạt gần 10.680 tỷ đồng, nhưng vẫn thấp hơn giá trị giao dịch trung bình 20 phiên. Nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục chuỗi mua ròng khi đóng góp 392 tỷ đồng, tập trung vào các mã STB, SSI, VCB...

Kết thúc phiên giao dịch hôm nay thị trường vẫn đang phản ứng khá tốt với mốc hỗ trợ quan trọng MA20 tương ứng với vùng 1.065 - 1.070 điểm.

Mặc dù áp lực bán vào đầu phiên sáng khá mạnh tuy nhiên lực cầu đỡ đến từ nhóm ngân hàng và đầu tư công gồm một số mã tiêu biểu như VCB, BID, LCG,.. đã giúp thị trường cân bằng trở lại vào cuối phiên sáng và tiếp diễn lực hồi phục đến cuối phiên chiều.

Chỉ số tăng mạnh nhưng dòng tiền chưa có sự lan tỏa đều, tuy nhiên việc kéo mạnh về cuối phiên nay cũng có thể xem là một dấu hiệu khá tích cực làm tiền đề cho việc vượt lại mốc 1.100 trong các phiên tới đây.

Thống kê thanh khoản và diễn biến của VN-Index. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Tính đến 13h50, VN-Index tăng 0,56 điểm (0,05%) lên 1.077,71 điểm, VN30-Index giảm 4,38 điểm (0,4%) xuống 1.081,32 điểm.

Sau gần 1h giao dịch, VN-Index nhìn chung vẫn dao động trong biên độ hẹp. Nhóm cổ phiếu được hưởng lợi từ đầu tư công phiên sáng nay có phần khởi sắc hơn so với thị trường chung nhưng đến phiên chiều cũng đã hạ nhiệt.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 1,99 điểm (0,18%) lên 1.079,14 điểm, HNX-Index giảm 0,26 điểm (0,12%) về 215,02 điểm, UPCoM-Index tăng 0,09 điểm (0,11%) đạt 75,62 điểm.

Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 6/2. (Nguồn: VNDirect).

Toàn thị trường có 342 mã giảm, trong khi chỉ có 308 mã tăng và 218 đứng giá tham chiếu. Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường phiên sáng ở mức trung bình, chỉ hơn 4.713 tỷ đồng. Tính riêng trên HOSE thì thanh khoản khớp lệnh đạt 3.395 tỷ đồng, tăng gần 5% so với phiên liền trước.

Cổ phiếu lớn giao dịch phân hóa với 15 mã tăng và 11 mã giảm. Trong đó PLX và VCB có mức tăng trên 2%. Chiều ngược lại, MSN, VHM, VIC là ba lực cản chính của thị trường. 

Nhóm vốn hóa vừa và nhỏ tiếp tục thu hút sự chú ý của dòng tiền với KHG, PTL tăng kịch trần, cùng với TCH, TTB, SCR, IDI tăng trên 3%, ...

Diễn biến theo nhóm ngành, sự trở lại của nhóm ngân hàng giúp VN-Index đảo chiều xanh nhẹ về cuối phiên sáng, tuy nhiên diễn biến chính vẫn là phân hóa. Tương tự, cổ phiếu chứng khoán cũng phân hóa nhẹ với VND giảm 1%, HCM, VIX tăng nhẹ, SSI đứng giá tham chiếu.

 Cổ phiếu PLX là một trong những mã đóng vai trò giữ nhịp cho VN-Index phiên sáng nay. (Ảnh: Thu Thảo).

Tính đến 11h00, VN-Index tăng 2 điểm (0,19%) lên 1.079,15 điểm, VN30-Index giảm 0,02 điểm còn 1.085,68 điểm.

Nỗ lực hồi phục giữa phiên sáng của nhóm vốn hóa lớn giúp các chỉ số chính của thị trường dần cân bằng trở lại. Lực cầu nâng đỡ từ đó giúp VN-Index đảo chiều tăng 2 điểm.

Tính đến 9h40, VN-Index giảm 9,55 điểm (0,89%) về 1.067,6 điểm, HNX-Index giảm 0,97 điểm (0,45%) về 214,31 điểm, UPCoM-Index giảm 0,05 điểm (0,07%) xuống 75,48 điểm.

VN-Index mở cửa giảm hơn 3 điểm trong phiên giao dịch đầu tuần. Sau khoảng 40 phút giao dịch, chỉ số chính sàn HOSE nới rộng đà giảm với sắc đỏ áp đảo trên bảng điện. Hiện không có nhóm ngành nào đủ mạnh để dẫn dắt chỉ số.

Tương tự, ở nhóm vốn hóa lớn, phần lớn cổ phiếu chịu áp lực điều chỉnh với VIC, HPG, HDB, MSN, MWG giảm hơn 2%, cùng với PDR, VPB, VHM, POW, SAB, ...giao dịch dưới ngưỡng tham chiếu. Trong khi đó, số ít mã ghi nhận tăng điểm như TCB, STB, BCM, FPT, BVH, NVL.

Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên cuối tuần 3/2 khi nhà đầu tư lo ngại báo cáo việc làm tháng 1 khả quan vượt dự kiến sẽ khiến Fed tăng mạnh lãi suất để chống lạm phát. Mặc dù vậy, S&P 500 vẫn tăng điểm khi tính chung cả tuần qua.

Chỉ số S&P 500 giảm 1,04% còn 4.136 điểm. Chỉ số nặng về công nghệ Nasdaq Composite giảm 1,59% còn gần 12.007 điểm. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 128 điểm, tương đương 0,38%, và đóng cửa ở 33.926 điểm bất chấp việc Apple khởi sắc.

Thu Thảo

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.