|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (4/2): Phân hóa mạnh, VN-Index tăng nhẹ cuối phiên

15:00 | 04/02/2021
Chia sẻ
Trong phần lớn thời gian buổi sáng, VN-Index lình xình quanh mốc tham chiếu. Chỉ số giảm sâu trong những phút đầu phiên chiều nhưng lại hồi phục sau đó.

Kết phiên, VN-Index tăng 0,9 điểm (0,08%) lên 1.112,19 điểm, HNX-Index tăng 0,03% lên 223,68 điểm, UPCoM-Index tăng 1,04% lên 74,06 điểm.

Thị trường liên tục đan xen các nhịp tăng giảm phiên hôm nay. Chỉ số giảm sâu trong những phút đầu phiên chiều nhưng lại hồi phục sau đó. Xu hướng phân hóa diễn ra rõ nét phiên hôm nay. Theo ghi nhận, sàn HOSE có 209 mã tăng giá trong khi có 220 mã giảm giá và 61 mã đứng giá tham chiếu.

Trong nhóm VN30 có 14 mã giảm giá, 10 mã tăng giá và 6 mã đứng giá tham chiếu. Những mã tăng giá mạnh nhất trong rổ này có FPT, KDH, VPB với mức tăng trên 3%. Chiều ngược lại, TPB, VRE, NLV, HDB, STB và VIC giảm trên 1%.

Tại nhóm bất động sản, các mã giao dịch phân hóa với các cổ phiếu tăng như KBC, DXG, VHM, KDH, NDH, DRH, HDC, OGC. Nhiều mã khác lại đóng cửa dưới giá tham chiếu như DIG, NTL, AGG, SCR, CII.

Cổ phiếu nhóm xây dựng giao dịch tương đối tích cực hôm nay với các mã tăng giá như ROS, IJC, LCG, TDC, DPG, HTN.

Thanh khoản phiên hôm nay ở mức thấp. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt gần 656 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 14.559 tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE đạt 10.775 tỷ đồng. 

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 4,92 điểm (0,44%) xuống 1.106,37 điểm, HNX-Index giảm 0,07% xuống 223,47 điểm, UPCoM-Index tăng 0,18% lên 73,43 điểm.

Sau khi lình xình quanh mốc tham chiếu trong phần lớn thời gian buổi sáng, VN-Index giảm điểm trong những phút cuối phiên. Những mã tác động tiêu cực nhất đến thị trường có VIC, VCB, VNM, BCM, CTG. Chiều ngược lại, VPB, GVR, SAB, FPT đóng vai trò trụ đỡ.

Tại nhóm ngân hàng, các mã vốn hóa lớn giao dịch kém sắc, gia tăng áp lực giảm lên thị trường chung. Những mã giảm giá dưới 2% có ACB, CTG, MBB, SHB, VCB. Một số mã ngược dòng tăng giá là NAB, VPB, KLB.

Thanh khoản phiên hôm nay ở mức thấp. Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 440,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 9.587 tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE đạt 7.246 tỷ đồng.

Tính đến 9h50, VN-Index 3,46 điểm (0,31%) lên 1.114,75 điểm, HNX-Index tăng 0,57% lên 224,89 điểm, UPCoM-Index tăng 0,63% lên 73,76 điểm.

Thị trường rung lắc đầu phiên, có thời điểm VN-Index rơi xuống dưới mốc 1.100 điểm. Chỉ số liên tục đa xen các nhịp tăng giảm. Các mã tác động tích cực nhất đến đà tăng của thị trường là GVR, GAS, FPT, SAB. Chiều ngược lại, ba cổ VIC, VNM, VCB kìm hãm đà tăng của VN-Index.

Sắc đỏ chiếm ưu thế trong rổ VN30 với 16 mã giảm giá, trong khi có 12 mã tăng giá và 2 mã đứng giá tham chiếu. Cổ phiếu FPT dẫn đầu tỷ lệ tăng với 3,6%, giao dịch tại mức giá 72.500 đồng/cp, đây là mức đỉnh lịch sử kể từ khi niêm yết trên HOSE.

Diễn biến theo các nhóm, các mã dầu khí đồng loạt tăng mạnh sáng nay sau thông tin tích cực về giá dầu thế giới đêm qua. Cổ phiếu OIL và BSR tăng lần lượt 7,8% và 6,8%. Những mã khác trong nhóm tăng giá trên 3% có PVD, PVS, PVB. PVC, PLX, PVO và GAS cũng giao dịch trên mốc tham chiếu.

Cổ phiếu thép diễn biên phân hóa sáng nay. Các cổ phiếu tăng giá mạnh trong nhóm có TVN, SMC, NKG với tỷ lệ trên 2%. VGS, HSG, POM tăng nhẹ với tỷ lệ dưới 1%. Trong khi đó, HPG và TLH giao dịch dưới mốc tham chiếu.

Ngành bất động sản khu công nghiệp cũng giao dịch phân hóa sáng nay. Các cổ phiếu tăng giá có NTC, SIP, GVR, KBC, PHR, LHG. Chiều ngược lại, D2D, SZC, IDC, BCM, VGC, TIP giảm giá với tỷ lệ dưới 3%.

Trở lại với diễn biến thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 3/2 đa phần tăng nhẹ sau khi nhiều doanh nghiệp lớn công bố kết quả kinh doanh quý IV/2020. GameStop tạm dứt đà giảm sâu và đi lên gần 3%.

Chỉ số S&P 500 tăng 0,1% lên 3.830 điểm, được hỗ trợ bởi nhóm năng lượng và dịch vụ viễn thông. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 36 điểm, tương đương 0,1%, đóng cửa ở 30.724 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite giảm chưa đầy 0,1%, một phần do sự đi xuống của Amazon.

Hoàng Linh

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.