|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (31/5): Nhóm vốn hóa lớn đỏ lửa, VN-Index quay đầu điều chỉnh

15:00 | 31/05/2022
Chia sẻ
Thị trường thu hẹp đà giảm về cuối phiên chiều. VN-Index đóng cửa 1.292,68 điểm, giảm 1,24 điểm. Dòng tiền tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu dầu khí và phân bón tiêu biểu là DCM, GAS tăng kịch trần. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc giá dầu thế giới tăng, giá phân bón vẫn đang ở mức cao và các vấn đề về việc thiếu cung chưa có tín hiệu được cải thiện ngay.

Đóng cửa, VN-Index giảm 1,24 điểm (0,1%) về 1.292,68 điểm, HNX-Index giảm 2,99 điểm (0,96%) tăng 315,76 điểm, UPCoM-Index giảm 0,26 điểm (0,27%) xuống 95,45 điểm.

 Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên ngày 31/5. (Nguồn: VNDirect).  

Thị trường thu hẹp đà giảm về cuối phiên chiều. VN-Index đóng cửa 1.292,68 điểm, giảm 1,24 điểm. Dòng tiền tập trung mạnh vào nhóm cổ phiếu dầu khí và phân bón tiêu biểu là DCM, GAS tăng kịch trần. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc giá dầu thế giới tăng, giá phân bón vẫn đang ở mức cao và các vấn đề về việc thiếu cung chưa có tín hiệu được cải thiện ngay.

Ngược lại nhiều cổ phiếu trụ cột giảm giá gây áp lực cho chỉ số chung như HPG, VPB, BID, TCB, VNM, REE... Sau 5 phiên tăng điểm liên tiếp thì thị trường đã có phiên điều chỉnh đầu tiên với thanh khoản trung bình. Tổng giá trị giao dịch đạt gần 19.500 tỷ đồng, tương đương hơn 736,1 triệu đơn vị cổ phiếu. Thanh khoản riêng sàn HOSE đạt 16.108 tỷ đồng. giảm 2,3% so với cùng kỳ năm trước.

Theo nhận định của giới chuyên gia, thị trường đứng trước mốc tâm lý kháng cự 1.300 - 1.320 thì những phiên điều chỉnh đan xen được cho là khá hợp lý để có thể hấp thụ được cung ở vùng này. 

Tính đến 14h00, VN-Index giảm 8,56 điểm (0,66%) xuống 1.285,33 điểm, VN30-Index giảm 17,67 điểm (1,32%) về 1.325,2 điểm.

VN-Index đang điều chỉnh dưới áp lực chốt lời sau 2 tuần thị trường phục hồi. Tuy nhiên áp lực bán không quá mạnh thể hiện ở mức độ giảm điểm và số cổ phiếu giảm điểm. Theo quan sát, có 12/19 ngành đang đỏ lửa, độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với tỷ lệ số cổ phiếu tăng/giảm hiện đang là 149/254.

Lực mua chủ động tập trung vào các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, trong đó chủ yếu xoay quanh nhóm dầu khí, bất động sản, xây dựng như HQC, BSR, PVS, FLC, HAG, POW, HBC. Phía bán chủ động có nhiều cổ phiếu bluechips gồm SSI, HPG, STB, PVD, SHB, GEX, VPB, TCB, MBB.

Liên quan đến giao dịch của NĐT nước ngoài, khối này mua bán rải rác ở nhiều mã cho thấy động thái tái cơ cấu. 

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 1,85 điểm (0,14%) lên 1.295,77 điểm, HNX-Index tăng 0,77 điểm (0,25%) đạt 313,54 điểm, UPCoM-Index tăng 0,17 điểm (0,18%) lên 95,54 điểm.

  Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 31/5. (Nguồn: VNDirect). 

Độ rộng thị trường phân hóa với 368 mã tăng giá, 449 mã giảm giá và 177 mã đứng giá tham chiếu. Khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt gần 393,7 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 10.114 tỷ đồng, trong đó giao dịch trên HOSE đạt 8.423 tỷ đồng.

Về cuối phiên, lực mua càng tăng dần tại nhóm VN30 giúp VN-Index đảo chiều lấy lại sắc xanh. Cổ phiếu GAS dừng phiên sáng tăng 6,8% lên 117.500 đồng/cp, khối lượng khớp lệnh đạt gần 1,2 triệu đơn vị. Cùng với GAS, các cổ phiếu dầu khí đồng loạt khởi sắc trong phiên sáng nay như PVO (+8%), BSR (+5,2%), PVC (+4,5%), PVT (+3,6%), PVS (+3,4%), PVD (+2,9%), PVB (+2,9%),...

Chuyển động dòng tiền của khối ngoại duy trì tích cực khi họ gom ròng hơn 123 tỷ đồng trong phiên sáng nay. Hoạt động giải ngân tập trung ở các cổ phiếu như DGC (40,3 tỷ đồng), VHM (23,9 tỷ đồng), KBC (23 tỷ đồng), HPG (21,9 tỷ đồng),.... 

Tính đến 11h00, VN-Index giảm 3,05 điểm (0,24%) về 1.290,87 điểm, VN30-Index giảm 11,86 điểm (0,88%) còn 1.331,01 điểm.

VN-Index thu hẹp đà giảm về giữa phiên sáng. Cổ phiếu nhóm phân bón đồng loạt tăng trần với các đại diện như LAS, DCM, DPM, BFC.

CTD của Xây dựng Coteccons tăng trần lên 54.400 đồng/cp sau thông tin ông Bolat Duisenov, Chủ tịch HĐQT đăng ký mua 730.000 cổ phiếu CTD từ ngày 3/6 đến ngày 2/7 theo hình thức thỏa thuận hoặc khớp lệnh. Nếu giao dịch thành công, lãnh đạo doanh nghiệp sẽ nâng sở hữu lên 1,3 triệu cổ phần tương ứng 1,6% vốn điều lệ. 

Tính đến 9h50, VN-Index giảm 5,87 điểm (0,45%) xuống 1.288,05 điểm, HNX-Index tăng 0,79 điểm (0,25%) đạt 313,56 điểm, UPCoM-Index giảm 0,2 điểm (0,21%) về 95,51 điểm.

Thị trường xuất hiện áp lực điều chỉnh ngay khi thị trường mở cửa. VN-Index có thời điểm rơi về vùng 1.280 điểm nhưng lực cầu xuất hiện giúp chỉ số có phần cân bằng trở lại.

Theo quan sát, áp lực chốt lời tại nhóm vốn hóa lớn là nguyên nhân chính khiến thị trường đổ dốc. Sắc đo áp đảo trong rổ VN30 với 26 mã giảm/2 mã tăng. Trong đó, VIC, MSN, HPG là các lực cản mạnh nhất của thị trường chung. Chiều ngược lại, trụ GAS đang nỗ lực gồng gánh thị trường với mức đóng góp hơn 1,4 điểm.

Quan sát chuyển động các nhóm ngành, cổ phiếu của các nhà băng là nhóm ảnh hưởng tiêu cực nhất lên thị trường chung. Riêng nhóm này đã lấy đi gần 2 điểm của VN-Index. Cùng với đó, nhóm bất động sản, thép, bán lẻ, chứng khoán,... cũng bị sắc đỏ chi phối.

Trong khi đó, họ dầu khí vẫn duy trì giao dịch tích cực với sắc xanh lan tỏa. PVO dẫn đầu đà tăng với tỷ lệ 11,5%, theo sau là PVC (+4,5%), PVB (+4,1%), PVT (+3,6%), PVS (+3,4%), BSR (+3,2%),....


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Thảo

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.