|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (26/1): NĐT lại bán tháo, VN-Index bay gần 30 điểm, loạt mã đầu cơ giảm sàn

15:00 | 26/01/2021
Chia sẻ
Trong phiên sáng nay, thị trường chứng khoán Việt Nam giảm sâu do diễn biến không mấy tích cực của các cổ phiếu vốn hóa lớn nhóm VN30, ngân hàng, dầu khí.

Kết phiên, VN-Index giảm 29,93 điểm (2,57%) xuống 1.136,12 điểm, HNX-Index giảm 1,73% xuống 227,82 điểm, UPCoM-Index giảm 1,29% xuống 76,42 điểm.

Thị trường thu hẹp đà giảm về cuối phiên giao dịch buổi chiều. Những mã vốn hóa lớn tác động tiêu cực nhất đến VN-Index có VIC, GVR, CTG, BID, VCB, VPB và VHM. Chiều ngược lại, MBB, NVL, DXG, FLC, HBC, ROS đóng cửa trên mức tham chiếu, đóng vai trò nâng đỡ chỉ số. Đóng cửa phiên giao dịch, hai cổ phiếu FLC và ROS tăng kịch trần.

Trái với diễn biến tích cực của FLC và ROS, các mã trong nhóm này giảm sâu khi ART và AMD đóng cửa tại mức giá sàn. Thậm chí, dư bán giá sàn với cổ phiếu ART là gần 5,6 triệu đơn vị. Hai mã HAI và KLF giảm giá trên 3%.

Cổ phiếu nhóm chứng khoán giao dịch kém tích cực hôm nay với nhiều cổ phiếu đóng cửa tại mức giá sàn như SHS, AAS, VIG, SBS, ART, BSI, BVS, CTS, TVB, HBS, WSS, PSI. Trong đó, nhiều mã dư bán giá sàn hàng triệu đơn vị.

Thanh khoản phiên giao dịch hôm nay ở mức cao, tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 1,044 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 20.094 tỷ đồng. Trong đó, giá trị giao dịch khớp kệnh trên sàn HOSE đạt 15.030 tỷ đồng.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 38,35 điểm (3,29%) xuống 1.127,7 điểm, HNX-Index giảm 2,56% xuống 225,9 điểm, UPCoM-Indx giảm 2,13% xuống 75,77 điểm.

Thị trường giảm sâu về cuối phiên sáng, sắc đỏ bao trùm nhóm VN30 với 28 mã giảm giá, trong khi chỉ có 2 mã tăng giá. 

Tương tự diễn biến của thị trường chung, sàn HOSE phiên sáng nay ghi nhận 417 mã giảm giá, trong khi có 54 mã tăng giá và 23 mã đứng giá tham chiếu. 27 cổ phiếu giảm sàn trên sàn HOSE phiên sáng nay trong đó có nhiều mã đầu cơ như DRH, EVG, PXS, FIT, HAI, QBS, AMD, JVC, DLG. Không ít cổ phiếu vốn hóa trung bình lớn cũng giảm sâu như DBC, CTS.

Trong diễn biến không mấy tích cực của thị trường chung, nhóm dầu khí cũng lao dốc mạnh khi PVD giảm kịch sàn. Những mã khác mất giá trên 4% có PVB, PVS, PVO. Hai cổ phiếu BSR và OIL mất giá gần 7%.

Cổ phiếu thép cũng điều chỉnh mạnh và mất giá trên 3% như HSG, NKG, POM, TLH, HPG, VGS, SMC. Cổ phiếu TVN ngược dòng tăng 3,6% lên 14.200 đồng/cp.

Thanh khoản sáng nay ở mức cao, tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt hơn 773 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 14.542 tỷ đồng. Giá trị khớp lệnh trên sàn HOSE đạt 11.611 tỷ đồng.

Tính đến 9h50, VN-Index giảm 8,12 điểm (0,7%) xuống 1.158,96 điểm, HNX-Index tăng 0,42% lên 233,82 điểm, UPCoM-Index giảm 0,43% xuống 77,1 điểm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm sâu đầu phiên do giao dịch kém khởi sắc từ các cổ phiếu vốn hóa lớn. Sắc đỏ chiếm ưu thế trong nhóm VN30 với 23 mã giảm giá, 5 mã tăng giá và 2 mã đứng giá tham chiếu. Cổ phiếu ROS tăng kịch trần lên 4.880 đồng/cp và khối lượng khớp lệnh đạt hơn 32,3 triệu đơn vị.

Ghi nhận trong nhóm VN30, một số mã chứng khoán ngược dòng tăng giá bất chấp diễn biến không mấy tích cực của thị trường chung như MWG, MSN, NVL, KDH.

Diễn biến theo các nhóm ngành, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục điều chỉnh sáng nay. Ngoại trừ ACB tăng giá 1,6% lên 28.550 đồng/cp. Những mã giảm giá trên 2% có STB, BVB, NVB.

Cổ phiếu dầu khí chìm trong sắc đỏ với những mã giảm giá trên 1% như PVD, PVB, PVO, BSR và OIL. Hai mã BSR và OIL cùng ghi nhận tỷ lệ giảm giá 2,6%.

Tại nhóm cổ phiếu thép, các mã giao dịch phân hóa khi NKG tăng 1% lên 17.750 đồng/cp. Những mã khác trong nhóm ghi nhận tỷ lệ giảm giá dưới 2% có HSG, POM, HPG, SMC, VGS, TLH.

Trở lại diễn biến thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 25/1 dao động trong biên độ lớn khi nhà đầu tư chuẩn bị vị thế cho một tuần với hàng trăm doanh nghiệp lớn công bố kết quả kinh doanh, trong đó có các tập đoàn công nghệ khổng lồ.

Chỉ số S&P 500 có lúc sụt 1,2% nhưng kết phiên tăng 0,4% lên đỉnh mới 3.855,36 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite tăng 0,7%, đóng cửa ở kỷ lục 13.635,99 điểm.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones ít chịu ảnh hưởng của nhóm công nghệ hơn, kết phiên giảm 37 điểm còn 30.960 điểm. Có lúc chỉ số gồm 30 cổ phiếu này mất hơn 400 điểm.

Hoàng Linh

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ có ảnh hưởng đến mục tiêu GDP của Việt Nam?
Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, ông Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống Mỹ vào năm tới có thể sẽ giải quyết các cuộc xung đột đang leo thang theo hướng hòa bình, làm cho chính trị thế giới ổn định hơn. Từ đó, nhiều nền kinh tế phát triển trong đó có Mỹ sẽ tăng trưởng tốt hơn, thu nhập người dân cao hơn khiến nhu cầu mua sắm tăng lên sẽ thúc đẩy xuất hàng hóa từ Việt Nam.