|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (25/2): Áp lực bán dâng cao, họ dầu khí, BĐS, du lịch điều chỉnh, VN-Index chỉ còn tăng hơn 4 điểm

15:00 | 25/02/2022
Chia sẻ
Sau pha tăng giá ấn tượng, cổ phiếu dầu khí đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong phiên chiều nay. Đứng đầu chiều giảm là PVD với tỷ lệ mất giá là 2,7%, kê đó BSR mất 2,1% trong khi PVT giảm 2%,...

Đóng cửa, VN-Index tăng 4,04 điểm (0,27%) lên 1.498,89 điểm, HNX-Index tăng 5,28 điểm (1,21%) đạt 440,16 điểm, UPCoM-Index tăng 0,34 điểm (0,3%) lên 112,66 điểm.

Thị trường chứng khoán (25/2): Áp lực bán dâng cao, họ dầu khí, BĐS, du lịch điều chỉnh, VN-Index chỉ còn tăng hơn 4 điểm - Ảnh 1.

Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 25/2. (Nguồn: VNDirect)

Với tâm lý giao dịch hưng phấn trong phiên sáng, những tưởng thị trường chứng khoán hôm nay sẽ lấy lại những gì đã mất trong phiên trước đó. Tuy nhiên áp lực bán dâng cao khiến đà tăng bị thu hẹp và chỉ số chỉ còn tăng hơn 4 điểm khi đóng cửa, kết thúc một tuần giao dịch khó khăn khi liên tiếp đón nhận những thông tin tiêu cực từ thị trường thế giới.

Tại nhóm cổ phiếu nhóm vốn hóa lớn, các mã VPB, SSI, TPB, HDB, GVR,... đồng loạt thu hẹp đà tăng, cùng với một số bluechips mất hơn 1% thị giá như PNJ, PDR, VIC, GAS, PLX, VJC.

Về độ rộng của thị trường, sàn HOSE ghi nhận số cổ phiếu tăng giá chiếm ưu thế với 324 mã xanh trong khi có 126 đỏ và 46 mã đứng giá tham chiếu. Trong khi đó, rổ VN30 giao dịch khá cân bằng với 14 cổ phiếu tăng giá, 13 mã giảm giá và 3 mã đứng giá tham chiếu.

Diễn biến theo các ngành, cổ phiếu ngân hàng duy trì vị thế dẫn dắt đến cuối phiên. Phần lớn các mã trong nhóm đều đóng cửa trên ngưỡng tham chiếu, số ít mã như BID, VCB, ACB, PGB, VBB đỏ nhẹ nhưng mức giảm không đáng kể.

Nhóm chứng khoán sau thời gian ngụp lặn đã cho tín hiệu hồi phục trong phiên chiều nay. Một số cổ phiếu tăng mạnh như AAS (+5,8%), CTS (5,7%), DSC (+5,3%), ORS (+4,5%),... Cùng với đó các ông lớn như SSI, VND, HCM,... cũng tăng 1,7 - 2,8%.

Mới đây, Chứng khoán VNDirect được UNCK chấp thuận chào bán tổng cộng 782,9 triệu cổ phiếu, bao gồm 434,9 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ phát hành là 100% với giá chào bán 10.000 đồng/cp và gần 348 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 80%.

Vốn điều lệ VNDirect hiện đạt 4.349 tỷ đồng. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của công ty chứng khoán sẽ tăng lên 12.178 tỷ đồng, trở thành một trong những công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất thị trường.

Tính đến 14h00, VN-Index tăng 8,89 điểm (0,59%) lên 1.503,74 điểm, VN30-Index tăng 9,77 điểm (0,64%) đạt 1.531,81 điểm.

Sau pha tăng giá ấn tượng, cổ phiếu dầu khí đã có dấu hiệu hạ nhiệt trong phiên chiều nay. Đứng đầu chiều giảm là PVD với tỷ lệ mất giá là 2,7%, kê đó BSR mất 2,1% trong khi PVT giảm 2%,...

Các bluechips như PLX giảm 1,9% trong khi GAS đang dao động quanh ngưỡng tham chiếu. Diễn biến tại nhóm này khá phân hóa với một số mã vẫn giữ được sắc xanh như PVC, PVO, PVB, PET.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 11,99 điểm (0,8%) lên 1.506,84 điểm, HNX-Index tăng 5,66 điểm (1,3%) đạt 440,54 điểm, UPCoM-Index tăng 0,34 điểm (0,3%) đạt 112,66 điểm.

Thị trường chứng khoán (25/2): Cổ phiếu lớn dẫn dắt, VN-Index tăng gần 12 điểm - Ảnh 1.

Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 25/2. (Nguồn: VNDirect).

Diễn biến thị trường vẫn tương tự hồi giữa phiên sáng, các cổ phiếu lớn trên thị trường như VPB, SSI, TPB, HDB, GVR… vẫn duy trì được đà tăng khá tốt. Khép phiên giao dịch, VPB giữ được mức tăng 4,2% lên 38.450 đồng/cp và khớp lệnh hơn 37 triệu đơn vị. SSI cũng bứt tốc về cuối phiên, đóng cửa phiên sáng tăng 3% đạt 45.950 đồng/cp.

Chiều ngược lại, trên thị trường vẫn còn một số cổ phiếu lớn khác giảm giá như VJC, PLX, PDR, VIC, PNJ… điều này cũng phần nào tạo ra một chút áp lực tới thị trường.

Ở nhóm vốn hóa nhỏ, sắc tím trần phân tán chứ không tập trung ở một nhóm ngành cụ thể, các mã tăng hết biên độ có thể kể đến như CSV, VMD, BMC, KHP, PMG, SRF, DAH cũng gần chạm trần với mức tăng 6,4% lên 13.350 đồng/cp.

Thanh khoản trên thị trường trong phiên sáng duy trì ở mức trung bình. Tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường đạt trên 18.189 tỷ đồng. Mã KBC khớp lệnh mạnh nhất sàn HOSE, đạt hơn 37 triệu đơn vị.

Tính đến 10h40, VN-Index tăng 14,46 điểm (0,97%) lên 1.509,31 điểm, VN30-Index tăng 15,23 điểm (1%) lên 1.537,27 điểm.

Đà tăng của VN-Index được nới rộng đến giữa phiên sáng nhờ xu hướng tăng giá đồng thuận giữa các nhóm ngành. Chỉ số có thời điểm lấy lại toàn bộ số điểm đã mất trong phiên hôm qua với sự tiếp sức của nhóm vốn hóa lớn.

Trong rổ VN30, sắc xanh đang chiếm ưu thế với 23/30 cổ phiếu tăng điểm. Trong đó, dẫn đầu chiều tăng là mã VPB với tỷ lệ 4,9%, theo sau là TPB (+2,7%), GVR (+2,1%), HDB (+1,9%),...

Tính đến 9h50, VN-Index tăng 9,73 điểm (0,65%) lên 1.504,58 điểm, HNX-Index tăng 4,18 điểm (0,96%) đạt 439,06 điểm, UPCoM-Index tăng 0,42 điểm (0,37%) lên 112,73 điểm.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đầu phiên mở gap khá mạnh với sắc xanh lan tỏa tại toàn bộ các nhóm ngành.

Sự trở lại của nhóm cổ phiếu "vua" cũng khiến tâm lý thị trường tích cực hơn. Cổ phiếu của các nhà băng lớn như VPB, HDB, LPB, SHB, MBB, TCB, BID,... đồng loạt tăng điểm dù biên độ tăng không quá ấn tượng, trong khoảng 1 - 2%.

Kế đến đà hồi phục còn được chứng kiến ở nhóm bất động sản, chứng khoán, bán lẻ, xây dựng & vật liệu. Nhóm hóa chất và dầu khí vẫn lan tỏa sức nóng với nhiều mã tăng mạnh như DCM (+4,8%), DPM (+2,6%), VAF (+6,6%), LAS (+5,2%), PVC (+7,7%), PVO (+7%), PVB (+4,3%),...

Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ giảm sốc đầu phiên 24/2 nhưng rồi đồng loạt hồi phục mạnh khi nhà đầu tư bớt lo ngại về cuộc chiến tranh Nga - Ukraine và lao vào bắt đáy.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones ở đáy của phiên mất tới 859 điểm nhưng đóng cửa lại tăng 92 điểm. Tương tự, chỉ số S&P 500 có lúc giảm 2,6% nhưng đóng cửa xanh 1,5%, như thể hiện trong biểu đồ trên. Nasdaq Composite kết phiên tăng 3,3% dù trước đó giảm tới 3,5%.

Thu Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.