|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (23/8): Hồi mạnh cuối phiên, VN-Index lấy lại mốc 1.270 điểm

14:45 | 23/08/2022
Chia sẻ
Thị trường thu hẹp đáng kể đà giảm về cuối phiên sáng với việc VN-Index và UPCoM-Index chỉ còn đỏ nhẹ sát ngưỡng tham chiếu. Khởi sắc hơn HNX-Index thậm chí đã lấy lại vùng giá xanh.

Diễn biến các chỉ số thị trường. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.   

Đóng cửa, VN-Index tăng 10,38 điểm (0,82%) lên 1.270,81 điểm, HNX-Index tăng 4,41 điểm (1,5%) đạt 299,14 điểm, UPCoM-Index tăng 0,56 điểm (0,61%) lên 92,78 điểm. 

VN-Index đã lấy lại được sắc xanh nhờ lực kéo mạnh cuối phiên của nhóm vốn hóa lớn, đặc biệt là cổ phiếu ngân hàng. Tại nhóm vốn hóa lớn nhất thị trường, BID tăng 2,7% lên 39.500 đồng/cp đây cũng là mã duy nhất tăng trên 2% trong rổ VN30. Sắc xanh còn lan tỏa tại nhiều cổ phiếu khác như LPB (+1,9%), STB (+1,2%), NVB (+1,1%), HDB (+1%), SHB (+1%), VAB (+1%),....

Bên cạnh đó, một số cổ phiếu dầu khí cũng duy trì đà tăng đến cuối phiên với PVB, PVC và TDG tăng kịch trần, theo sau là PVO (+10,1%), PVT (+4,3%), PVS (+4,1%), PLX (+3,9%), BSR (+3,7%), OIL (+3,1%),...

Thanh khoản tiếp tục suy giảm trên HOSE với giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 12.524 tỷ đồng. Tính chung toàn thị trường thì giá trị giao dịch đạt hơn 17.010 tỷ đồng, giảm gần 4% so với phiên trước. 

  Thống kê thanh khoản và diễn biến của VN-Index. Nguồn: Thu Hà tổng hợp 

Tính đến 13h45, VN-Index tăng 0,58 điểm (0,05%) lên 1.261,01 điểm, VN30-Index giảm 2,05 điểm (0,16%) về 1.283,4 điểm.

Thị trường phiên chiều được cải thiện khi nhiều nhóm cổ phiếu cho thấy có dòng tiền vào và cung cầu đã được cân bằng hơn. Tiêu điểm của dòng tiều là các nhóm chứng khoán, dầu khí và xây dựng. 

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 0,14 điểm (0,01%) về 1.260,29 điểm, HNX-Index tăng 0,44 điểm (0,15%) đạt 295,17 điểm, UPCoM-Index giảm 0,03 điểm (0,03%) xuống 92,19 điểm.

 Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 23/8. (Nguồn: VNDirect).

Thị trường thu hẹp đáng kể đà giảm về cuối phiên sáng với việc VN-Index và UPCoM-Index chỉ còn đỏ nhẹ sát ngưỡng tham chiếu. Khởi sắc hơn HNX-Index thậm chí đã lấy lại vùng giá xanh.

Theo quan sát, động lực tăng giá trong phiên sáng chủ yếu đến từ nhóm dầu khí với mức đóng góp gần 1,2 điểm cho chỉ số chính. Trong đó, PVS và TDG tăng kịch trần, theo sau là PVO tăng 11,2% lên 9.900 đồng/cp, PVB tăng 6,2%, các mã còn lại gồm PVS, PVT, OIL, BSR, PVD, GAS có tỷ lệ tăng giá 1,5 - 6,2%.

Tương tự nhóm sản xuất thực phẩm cũng giao dịch tích cực với VNM tăng 0,8% lên 74.300 đồng/cp, cùng với BNA, QNS, DBC, PAN, LSS,...

Chiều ngược lại, sắc đỏ tiếp tục "giăng lối" ở các nhóm ngành như ngân hàng, bất động sản, bia & đồ uống, hóa chất, điện,.... Dòng bán lẻ sau phiên lội ngược dòng trước đó cũng trở lại với áp lực bán đang chiếm ưu thế.

Thanh khoản giảm nhẹ so với phiên trước với tổng giá trị giao dịch đạt 9.575,5 tỷ đồng, tương đương hơn 402 triệu đơn vị cổ phiếu được mua/bán. Trong đó giao dịch khớp lệnh trên HOSE giảm hơn 5% còn hơn 6.800 tỷ đồng.

Tính đến 11h00, VN-Index giảm 1,61 điểm (0,13%) còn 1.258,82 điểm, VN30-Index giảm 6,44 điểm (0,5%0 về 1.279,01 điểm.

Thị trường tiếp tục diễn biến giằng co đến giữa phiên sáng, so với mức độ giảm của Dow Jones đêm qua thì VN-Index được đánh giá là chỉnh khá nhẹ nhàng, không loại trừ khả năng chỉ số sẽ tiếp tục rung lắc rồi mới hồi phục trở lại.

Theo quan sát, mặc dù sắc đỏ đang chi phối thị trường chung nhưng VN-Index không giảm quá sâu. Đà lao dốc chủ yếu đến từ nhóm vốn hóa lớn, điển hình như VIC, VPB, CTG, SAB, VRE,...

Tính đến 9h50, VN-Index giảm 0,56 điểm (0,04%) còn 1.259,87 điểm, HNX-Index tăng 0,29 điểm (0,1%) lên 295,02 điểm, UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (0,12%) đạt 92,53 điểm.

VN-Index đầu phiên do ảnh hưởng từ thị trường quốc tế đêm qua cũng như bán theo quán tính phiên giao dịch hôm trước. Tuy nhiên chỉ số hiện đang cân bằng trở lại. Về kỹ thuật VN-Index đang test lại vùng hỗ trợ cứng 1.250 và đồng thời cũng là đường hỗ trợ ngắn hạn MA20.
 

Theo quan sát, cổ phiếu ngân hàng tiếp tục là lực cản chính của thị trường với phần lớn các cổ phiếu giao dịch trong sắc đỏ. Trong khi đó, lực cầu nâng đỡ đến từ nhóm dầu khí, thép, vận tải.

Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 22/8 đồng loạt lao dốc và ghi nhận phiên giảm sâu nhất kể từ ngày 16/6. Nhà đầu tư lo ngại Chủ tịch Fed sẽ thể hiện quan điểm chống lạm phát mạnh mẽ tại hội nghị Jackson Hole cuối tuần này.

Thu Thảo