|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (22/2): Ngân hàng, dầu khí lội ngược dòng, VN-Index chỉ còn giảm hơn 7 điểm, nhiều cp đầu cơ giảm sàn

15:00 | 22/02/2022
Chia sẻ
Nhà đầu tư đã chuẩn bị tâm lý cho một phiên chỉnh mạnh thì đà giảm bất ngờ được hãm lại sau 14h nhờ pha lội ngược dòng ấn tượng của nhóm ngân hàng. Mặc dù VN-Index còn cách mốc tham chiếu hơn 7 điểm nhưng điểm sáng là chỉ số vẫn giữ được mốc 1.500 điểm.

Đóng cửa, VN-Index tăng 7,37 điểm (0,49%) còn 1.503,47 điểm, HNX-Index giảm 6,56 điểm (1,49%) xuống 434,43 điểm, UPCoM-Index giảm 0,66 điểm (0,58%) xuống 113,01 điểm.

Thị trường chứng khoán (22/2): Ngân hàng, dầu khí lội ngược dòng, VN-Index chỉ còn giảm hơn 7 điểm, nhiều cp đầu cơ giảm sàn - Ảnh 1.

Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên 22/2. (Nguồn: VNDirect).

Thông tin Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cho quân đội tiến vào Donetsk và Luhansk ở vùng Donbass (miền đông Ukraine) và tuyên bố Moscow sẽ công nhận độc lập - chủ quyền của hai nước cộng hòa tự xưng này đã khiến hàng loạt thị trường chứng khoán lớn lao dốc và thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Nhà đầu tư đã chuẩn bị tâm lý cho một phiên chỉnh mạnh thì đà giảm bất ngờ được hãm lại sau 14h nhờ pha lội ngược dòng ấn tượng của nhóm ngân hàng. Mặc dù VN-Index còn cách mốc tham chiếu hơn 7 điểm nhưng điểm sáng là chỉ số vẫn giữ được mốc 1.500 điểm.

Tại nhóm vốn hóa thị trường, MBB bật tăng 5,4% lên 34.400 đồng/cp, kế đó NVB cũng tăng 3,3%, BID (+1,7%), BVB (1,5%), PGB (+1,5%), STB (+1,5%), TPB (+1,5%),... Cổ phiếu "vua" cũng là nhóm ảnh hưởng lớn nhất lên VN-Index với mức đóng góp hơn 2 điểm. Kế đó, sắc xanh của nhóm bán lẻ, dầu khí cũng củng cố thêm cho đà hồi phục của thị trường.

Những nhịp chỉnh mạnh đã thu hút dòng tiền của nhà đầu tư giúp thanh khoản thị trường cải thiện. Tổng giá trị giao dịch đạt gần 33.640 tỷ đồng, tương đương 379 mã tăng, 657 mã giảm và 138 mã đứng giá tham chiếu.

Tính đến 13h40, VN-Index giảm 15,38 điểm (1,02%) còn 1.495,46 điểm, VN30-Index giảm 12,3 điểm (0,8%) còn 1.521,1 điểm.

Áp lực bán dâng cao ngay đầu phiên chiều kéo thị trường tiếp tục rơi sâu. VN-Index có thời điểm đánh mất mốc 1.485 điểm, tuy nhiên lực cầu tại vùng này lập tức trở thành điểm đỡ, chỉ số sau đó đã hồi trở lại và hiện chỉ còn giảm hơn 15 điểm.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 18,61 điểm (1,23%) còn 1.492,23 điểm, HNX-Index giảm 7,77 điểm (1,76%) xuống 433,22 điểm, UPCoM-Index giảm 1,05 điểm (0,92%) còn 112,62 điểm.

Thị trường chứng khoán (22/2): Căng thẳng địa chính trị phủ bóng, VN-Index lùi sâu gần 21 điểm, nhóm dầu khí ngược dòng - Ảnh 1.

Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 22/2. (Nguồn: VNDirect).

Áp lực chốt lời trên diện rộng có thời điểm khiến các chỉ số sàn HOSE đồng loạt chuyển đỏ, thậm chí VN-Index lùi sâu về gần mốc 1.490 điểm. 

Diễn biến theo nhóm ngành, áp lực bán ra khiến sắc đỏ chi phối hầu khắp các ngành. Trong đó, cổ phiếu của các doanh nghiệp bất động sản tác động tiêu cực nhất lên VN-Index với mức ảnh hưởng giảm gần 5,7 điểm. Trong đó, lực cản chính đến từ các cổ phiếu trụ như VHM, VIC, DIG, GVR.

Tương tự, cổ phiếu ngân hàng sau phút nỗ lực đầu phiên cũng đồng loạt điều chỉnh, điển hình như các cổ phiếu lớn VCB (-1,6%), ACB (-1,6%), VPB (-1,4%), LPB (-1,3%), TCB (-1,2%), HDB (-1,2%), VIB (-1,1%),...

Trong khi đó, họ dầu khí là nhóm giữ lửa tăng cho thị trường với nhiều mã lội ngược dòng ngoạn mục như PVC (+5,3%), PET (+4,2%), PLX (+4%), PVS (+2,7%),... Tương tự, sắc xanh le lói ở nhóm bán lẻ, thiết bị, dịch vụ & phân phối dầu khí nhưng biên độ không đáng kể.

Lực cầu tăng mạnh vào các nhịp nhúng sâu của VN-Index. Tính đến hết phiên sáng, thanh khoản sàn HOSE tăng 17% so với phiên trước lên 17.286 tỷ đồng. Tính chung toàn thị trường thì giá trị giao dịch đạt 20.392 tỷ đồng, tương đương hơn 686 triệu đơn vị cổ phiếu được mua/bán.

Tính đến 11h00, VN-Index giảm 20,62 điểm (1,36%) còn 1.490,22 điểm, VN30-Index giảm 19,04 điểm (1,24%) xuống 1.514,36 điểm.

Thị trường diễn biến tiêu cực hơn về giữa phiên sáng, áp lực bán khiến số mã giảm trên HOSE gấp 4 lần số mã tăng.

Tính đến 9h40, VN-Index giảm 12,02 điểm (0,8%) còn 1.498,82 điểm, HNX-Index giảm 3,86 điểm (0,87%0 còn 437,13 điểm, UPCoM-Index giảm 0,47 điểm (0,42%) xuống 113,19 điểm.

Do tình hình chính trị thế giới căng thẳng nên thị trường gặp khó khăn ngay từ những phút đầu giao dịch. VN-Index có thời điểm mất gần 18 điểm dưới áp lực điều chỉnh đến từ hầu hết các nhóm ngành. Theo quan sát, lực cầu đối ứng đang khá tích cực, qua đó giúp chỉ số chính thu hẹp đà giảm.

Theo quan sát, nhóm dầu khí đi ngược thị trường với toàn bộ cổ phiếu giao dịch trên ngưỡng tham chiếu, dù biên độ tăng không lớn. Dẫn đầu chiều tăng là PVD với 1,8%, theo sau là OIL (+1,6%), GAS (+1,5%), PVS (+1,4%), PVC (+1,3%), BSR (+1,1%),...

Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ cũng như thế giới phản ứng tiêu cực sau thông tin Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh cho quân đội tiến vào miền đông Ukraine.

Theo cập nhật vào khoảng 7h15 sáng 22/2 theo giờ Việt Nam, hợp đồng tương lai gắn với chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones mất 476 điểm, tương đương 1,4%; S&P 500 futures và Nasdaq 100 futures giảm mạnh hơn với tỷ lệ tương ứng là 1,7% và 2,2%.

Ngày 21/2, thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa nhân dịp nghỉ lễ mừng ngày sinh Tổng thống Washington.

Tại châu Á sáng 22/2, chỉ số Nikkei 225 và Topix của Nhật Bản mất lần lượt 2% và 1,53%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng giảm hơn 1,5%.

Chỉ số S&P/ASX 200 của Australia giảm 0,87%. Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) giảm 0,44%.

Thu Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.