Thị trường chứng khoán (21/6): Bán mạnh midcap và penny, VN-Index quay đầu giảm gần 8 điểm
Đóng cửa, VN-Index giảm 7,93 điểm (0,67%) còn 1.172,47 điểm, HNX-Index giảm 3,3 điểm (1,23%) về 264,62 điểm, UPCoM-Index giảm 0,41 điểm (0,48%) về 85,03 điểm.
VN-Index dừng chân ở mốc 1.172,47 điểm giảm gần 8 điểm với thanh khoản tương đương phiên hôm trước. Là động lực dẫn dắt chỉ số trong phần lớn thời gian, song rổ VN30 đã không giữ vững được vùng giá xanh khi đóng cửa giảm nhẹ hơn 1 điểm. Trong đó, POW là mã tiêu cực nhất khi kết phiên giảm kịch sàn, kế đó là SSI (-4,7%), GAS (-4,2%), HPG (-3,7%),...
Sau nhiều ngày bị lãng quên, VNM bất ngờ trở lại trong hai phiên gần đây và trở thành lực đỡ níu giữ chỉ số. Thị trường nhìn chung khá yếu khi những dòng khỏe nhất thị trường cũng đã có sự điều chỉnh với áp lực bán mạnh như dầu khí, cảng, thủy sản, điện,...
Bên cạnh đó, dòng chứng khoán phiên nay duy trì được sắc xanh nhưng cũng không quá tích cực khi thanh khoản phiên hồi tương đối thấp.
Tính đến 14h00, VN-Index giảm 3,53 điểm (0,3%) còn 1.176,87 điểm, VN30-Index tăng 8,21 điểm (0,67%) lên 1.233,77 điểm.
Áp lực bán tại nhóm midcap và penny dâng cao khiến VN-Index đánh mất sắc xanh tăng điểm. Thị trường tiếp tục rơi vào thế khó bất chấp nỗ lực gồng đỡ của họ bluechips. Tại nhóm vốn hóa lớn, VNM nổi lên với sắc tím trần, dù vậy cũng không đủ để kéo thị trường vượt lên vùng giá đỏ.
Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 5,82 điểm (0,49%) lên 1.186,22 điểm, HNX-Index tăng 0,07 điểm (0,03%) đạt 267,99 điểm, UPCoM-Index giảm 0,54 điểm (0,63%) xuống 84,9 điểm.
Sắc xanh của thị trường được giữ vững đến cuối phiên nhưng đà tăng của chỉ số có phần thu hẹp. Ở rổ VN30 có 25 mã tăng giá, áp đảo so với 5 mã giảm giá. Đóng cửa, cổ phiếu VNM tăng 4,1% lên 71.800 đồng/cp.
Các mã vốn hóa lớn khác cũng tăng giá mạnh như TPB (+3,6%), CTG (+3,5%), STB (3,4%), VPB (+2,8%), BVH (2,6%), BID (2,4%), MSN (+2,3%),... Chiều ngược lại, VIC, HPG là bộ đôi tác động tiêu cực nhất lên VN-Index.
Xu hướng hồi phục chỉ tập trung ở nhóm vốn hóa lớn theo đó độ rộng vẫn chưa thực sự lan tỏa, số mã giảm vẫn chiếm ưu thế trên HOSE với 260 cổ phiếu, trong khi chỉ có 179 mã xanh và 61 mã đứng giá tham chiếu.
Ghi nhân tại từng nhóm ngành, sắc xanh chiếm ưu thế trong nhóm ngân hàng. Những mã tăng trên 2% có TPB, CTG, STB, LPB, VPB, BID, TCB. Chiều ngược lại, VBB, VIB, BVB, BAB, NAB, MSB, SHB, SGB, VAB mất giá trên 1%. Theo diễn biến khởi sắc hơn của thị trường chung, cổ phiếu dòng chứng khoán đồng loạt tăng giá như SHS (+8,2%), DSC (6,3%), TVB (+4,9%), APS (+4,2%), BMS (+3,4%), FTS (3,4%), MBS (2,7%),...
Thanh khoản thị trường tiếp tục duy trì ở mức cao với tổng khối lượng giao dịch đạt gần 405,3 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 8.506,5 tỷ đồng. Trong đó, tính riêng giá trị giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE là 7.225 tỷ đồng, tương đương với phiên trước.
Tính đến 11h00, VN-Index tăng 6,25 điểm (0,53%) đạt 1.186,65 điểm, VN30-Index tăng 12,64 điểm (1,03%) lên 1.238,2 điểm.
Thị trường nới rộng đà tăng đến giữa phiên sáng chủ yếu nhờ lực kéo đến từ nhóm vốn hóa lớn, trong khi họ midcap và penny vẫn duy trì áp lực điều chỉnh. Ở rổ VN30, VNM tiếp tục dẫn dắt đà tăng với tỷ lệ 4,2%, theo sau là loạt cổ phiếu ngân hàng gồm CTG, STB, TPB, VPB, BID, TCB, VCB, ACB,... Trong khi đó, các bluechips gồm HPG, VRE, POW, VIC, VHM vẫn đang chìm trong sắc đỏ.
Tính đến 9h40, VN-Index tăng 0,37 điểm (0,03%) lên 1.180,77 điểm, HNX-Index giảm 0,32 điểm (0,12%) còn 267,6 điểm, UPCoM-Index giảm 0,52 điểm (0,61%) về 84,92 điểm.
Thị trường chứng khoán đầu phiên sáng nay giảm điểm theo đà bán của phiên chiều qua. Tuy nhiên nỗ lực hồi phục của nhóm vốn hóa lớn đã giúp thị trường dần cân bằng trở lại và hiện đang xanh nhẹ trên ngưỡng tham chiếu.
Theo quan sat, nhóm ngân hàng có tác động tích cực nhất khi đóng góp gần 1,8 điểm cho sắc xanh của VN-Index. Tuy nhiên chứng khoán mới là nhóm có tốc độ hồi phục mạnh mẽ nhất trên thị trường với nhiều mã bắt đầu xanh tím trở lại, điển hình như SHS, HCM, PSI, HAC, VCI, BVS, VND, CTS, TVS, FTS, BMS, AGR, TVB, SSI,...
Mặc dù điểm số tăng vẫn còn khiêm tốn, sắc xanh đã lan tỏa khá đều trên sàn HOSE với tỷ lệ cổ phiếu tăng/giảm là 194/229. Điều này cho thấy cán cân cung cầu đang dần lấy lại sự cân bằng và tâm lý giao dịch của nhà đầu tư có phần bớt bi quan hơn.
Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ đóng cửa giao dịch trong ngày 20/6. Chỉ số S&P 500 có tuần giảm điểm mạnh nhất kể từ năm 2020 trong tuần trước, khi nhà đầu tư lo lắng nền kinh tế thế giới có khả năng cao rơi vào suy thoái sau khi nhiều ngân hàng trung ương, trong đó có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), tăng lãi suất.