|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán 17/6: Hàng loạt mã vốn hóa lớn giảm sâu, VN-Index mất gần 7 điểm, cổ phiếu VJC giảm giá

09:46 | 17/06/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán phiên đầu tuần 17/6, tâm lý tích cực diễn ra từ đầu phiên với sự biến động trái chiều của các chỉ số. Cổ phiếu ngân hàng và dầu khí giúp thị trường tăng điểm.

Kết phiên, VN-Index giảm 6,66 điểm (0,7%) xuống 946,95 điểm; HNX-Index tăng 0,04% lên 103,5 điểm; UPCoM-Index giảm 0,13% xuống 54,97 điểm.

Toàn thị trường ghi nhận 247 mã tăng, 366 mã giảm, và 165 mã đứng giá tham chiếu. Thanh khoản thị trường đạt 4462,2 tỉ đồng với khối lượng 205,5 triệu đơn vị được khớp. Trong đó, giá trị giao dịch thỏa thuận trên toàn thị trường đạt 74,7 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 1822,3 tỉ đồng, riêng trên HOSE giá trị thỏa thuận đạt 1.768,8 tỉ đồng.

Capture

Diên biến thị trường chứng khoán phiên 17/6. Nguồn: Vietstock Finance

Thị trường tiếp tục đi xuống về cuối phiên do áp lực bán tăng lên, đặc biệt là tại các cổ phiếu vốn hóa lớn.

Nhóm VN30 có 21 mã đóng cửa giảm giá, 7 mã tham chiếu và 2 mã tăng giá. Trong đó, cổ phiếu DPM giảm mạnh nhất 3,8%, theo sau là các mã CTD (31,1%), PNJ (2,7), NVL (2,7%).

Nhóm cổ phiếu "họ Vingroup" giao dịch tiêu cực. Trong đó, cổ phiếu VHM giảm 2,4%, VRE giảm 2,6% và VIC giảm 0,9%.

Trong khi đó, cổ phiếu dầu khí và ngân hàng giao dịch phân hóa với ưu thế nghiêng về chiều giảm. Nhóm dầu khí có PVL tăng trần lên 1.900 đồng/cp, POW tăng 2,2% và một số mã khác diễn biến tích cực như PVS, PVC, PET, PXS, PVT. Tại nhóm ngân hàng, cổ phiếu KLB, EIB, CTG đóng cửa tăng giá trong khi TCB, STB, TPB, BAB, HDB và BID chìm trong sắc đỏ.

Ngoài ra, nhóm cao su, thủy sản, dệt may diễn biến kém khởi sắc trong phiên giao dịch hôm nay. Trong đó, nổi bật có STK tăng 4,4% và MPC tăng 2,8%.

Tính đến 14h, VN-Index tăng 6,71 điểm (0,7%) lên 946,9 điểm; HNX-Index giảm 0,1% lên 103,36 điểm; UPCoM-Index giảm 0,33% đạt 54,86 điểm.

Thị trường tiếp tục diễn biến lình xình trong thời gian giao dịch buổi chiều. Sắc đỏ bao trùm tại hầu hết các cổ phiếu, trong đó nhóm VN30 có 26 mã giảm giá và 3 mã tăng giá.

Cổ phiếu ngân hàng không còn giữ được đà tăng giá, hiện chỉ còn KLB, EIB, CTG, VCB giữ được sắc xanh.

Nhóm dầu khí giao dịch phân hóa, trong đó nổi bật là POW tăng 2,2% sau thông tin được quỹ ngoại mua vào hơn 35 triệu cổ phiếu trong tuần này.

Trong diễn biến khác, cổ phiếu VJC tiếp tục giảm mạnh, hiện đang giao dịch tại 119.500 đồng/cp, giảm 1,8%.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 5,97 điểm (0,63%) xuống 947,64 điểm; HNX-Index tăng 0,04% lên 103,5 điểm; UPCoM-Index giảm 0,35% đạt 54,85 điểm.

Thị trường hồi phục nhẹ vào cuối phiên giao dịch buổi sáng nhờ có dòng tiền bắt đáy tham gia, sắc đỏ vẫn chi phối tại hầu hết các nhóm cổ phiếu.

Nhóm VN30 có 23 mã giảm giá, 5 mã tăng giá và 2 mã tạm dừng tại tham chiếu. Trong đó, cổ phiếu CTD giảm mạnh nhất 3,7%, theo sau là DPM (-3,5%), NVL (-3%) và ROS (-2,3%), ngược lại các cổ phiếu ngân hàng như EIB tăng 2,2%, CTG (1%), MBB (0,5%).

Ngoài ra, một số cổ phiếu ngân hàng khác cũng diễn biễn tích cực như HDB, VCB, STB trong khi TPB, TCB, NVB, VIB và BAB chìm trong sắc đỏ.

Bên cạnh đó, các nhóm cổ phiếu khác như bất động sản, cao su, dầu khí, dệt may giao dịch phân hóa.

Cổ phiếu VJC có sự hồi phục quanh giá 120.000 đồng/cp. Kết thúc phiên sáng, VJC tạm dừng tại 119.700 đồng/cp, tương ứng giảm 1,6%.

Tính đến 10h30, VN-Index giảm 4,13 điểm (0,43%) xuống còn 949,48 điểm; HNX-Index tăng 0,03% lên 103,49 điểm; UPCoM-Index giảm 0,25% xuống 54,9 điểm.

Áp lực bán tăng lên khiến các chỉ số nhanh chóng giảm điểm, đặc biệt tại các cổ phiếu vốn hóa lớn.

Cụ thế, các mã ROS, CTD, SAB giảm hơn 2%, trong khi VHM, DPM, VJC, SBT giảm hơn 1%. Ở chiều ngược lại, các cổ phiếu ngân hàng CTG, VCB, MBB và VPB tăng giá, góp phần thu hẹp đà giảm điểm của thị trường.

Ngoài ra, một số cổ phiếu ngân hàng khác cũng tăng như KLB, HDB, và LPB, trong khi TPB, NVB, VIB, TCB, STB diễn biến tiêu cực.

Bên cạnh đó, các cổ phiếu cao su, thủy sản cũng có giao dịch kém khởi sắc. Nhóm cao su có các mã GVR, TRC DRI và PHR giảm giá, riêng DPR hiện đang giữ được sắc xanh. Tại nhóm thủy sản, các mã CMX, ACL, ANV, FMC chìm trong sắc đỏ, ngoại trừ MPC và VHC vẫn giao dịch tích cực.

Cổ phiếu VJC tiếp tục bị bán, hiện đang giao dịch tại 119.700 đồng/cp, tương ứng giảm 1,6%.

Tính đến 9h40, VN-Index tăng 0,69 điểm (0,07%) lên 954,3 điểm; HNX-Index tăng 0,31% lên 103,78 điểm; UPCoM-Index tăng 0,15% lên 55,12 điểm.

Thị trường phiên giao dịch giao dịch đầu tuần diễn ra ảm đạm từ đầu phiên với sự biến động trái chiều của các chỉ số. Nhóm VN30 phân hóa với 11 mã tăng giá và 10 mã giảm giá, nổi bật là VCB đang tăng 1,3% và vượt 70.000 đồng/cp.

Ngoài VCB, cổ phiếu ngân hàng giao dịch tích cực với 10 mã tăng giá như CTG, TCB, VIB, BID, MBB. Ngược lại, TPB, NVB, STB đang giao dịch trong sắc đỏ.

Bên cạnh đó, nhóm dầu khí cũng có sự hồi phục theo sự tích cực từ giá dầu thô. Cụ thế, PVL, PTL tăng hơn 4%, POW tăng 1,9% sau thông tin được hai quỹ ETF mua vào hơn 35 triệu cp. Ngoài ra, các mã tăng giá khác còn có GAS, PVS, PVD, PVB, PLX, các mã còn lại đang giao dịch tại tham chiếu.

Tại thời điểm 9h40 (giờ Việt Nam), giá dầu WTI tăng 0,25% lên 52,5 USD/thùng. Cùng lúc đó, giá dầu Brent tăng 0,34% lên 62,1 USD/thùng.

Cổ phiếu VJC của Vietjet giảm 1,3% xuống 120.100 đồng/cp sau thông tin về hoạt động gần đây. Liên quan đến việc hàng loạt chuyến bay ở sân bay Nội Bài, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất...của Vietjet bị hoãn kéo dài vài ngày gần đây, ngày 15/6, Vietjet đã lên tiếng giải thích.

Cụ thể, đại diện Vietjet cho biết, trong thời gian 14-15/6, do ảnh hưởng của việc trễ kế hoạch nhận tàu bay mới và nguyên nhân khai thác, một số chuyến bay của Vietjet đã phải điều chỉnh thời gian khởi hành.

Để giảm thiểu tác động của việc này, Vietjet đã khẩn trương điều chỉnh lịch bay, tăng cường thuê thêm tàu bay thuê ướt, để phục vụ nhu cầu của khách. Tuy nhiên do thời gian giao tàu của nhà sản xuất và đối tác cho thuê ướt tiếp tục trễ nên vẫn làm ảnh hưởng tới hoạt động khai thác của hãng. Một số chuyến bay khác bị ảnh hưởng dây chuyền.


Sơn Tùng