|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thị trường chứng khoán (14/7): Cổ phiếu chứng khoán đồng loạt tăng trần, VN-Index lên hơn 8 điểm

14:30 | 14/07/2022
Chia sẻ
Nhóm ngân hàng tiếp tục đóng vai trò giữ nhịp cho thị trường với mức đóng góp hơn 1 điểm, trong SHB có thêm 1 phiên khởi sắc khi đang là mã tăng tốt nhất trong nhóm với tỷ lệ 3,1%, kế đó là LPB (+2,2%), VAB (+2,1%), ABB (+1,9%),...

Đóng cửa, VN-Index tăng 8,25 điểm (0,07%) lên 1.182,17 điểm, HNX-Index tăng 3,39 điểm (1,2%) đạt 284,75 điểm, UPCoM-Index tăng 0,1 điểm (0,11%0 đạt 87,19 điểm.

Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên 14/7. (Nguồn: VNDirect). 

Thị trường bứt phá về cuối phiên chiều nhờ xu hướng tăng giá đồng thuận giữa các nhóm ngành và các nhóm cổ phiếu. VN-Index đóng cửa cao nhất phiên, dừng chân ở mốc 1.182,17 điểm, tăng hơn 8 điểm so với phiên trước đó.

Dòng tiền lan tỏa đều giữa các nhóm ngành với tiêu điểm là nhóm chứng khoán khi ghi nhận nhiều mã tăng kịch trần. Nhóm bán lẻ ở chiều ngược lại bị chốt lời mạnh, trong đó MWG vẫn là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index.

Thị trường đã lấy lại mốc 1.180 với thanh khoản có sự cải thiện. Cụ thể, tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt gần 13.044 tỷ đồng, tương đương hơn 644  triệu cổ phiếu được mua - bán. Tính riêng trên HOSE thì thanh khoản đạt 10.968 tỷ đồng.

Tính đến 14h00, VN-Index tăng 3,88 điểm (0,33%) lên 1.177,8 điểm, VN30-Index tăng gần 2 điểm (0,16%) đạt 1.218,93 điểm.

Lực cầu xuất hiện sau 13h30 giúp VN-Index tăng điểm trở lại. Theo quan sát, nhóm chứng khoán có dấu hiệu hồi phục với nhiều cổ phiếu bật tăng trần như VCI, VDS, MBS, HCM, FTS. Tương tự, dòng ngân hàng cũng lấy lại xung lực tăng khi đóng góp gần 1 điểm vào sắc xanh của chỉ số.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index giảm 0,78 điểm (0,07%) xuống 1.173,14 điểm, HNX-Index tăng 0,6 điểm(0,21%) đạt 281,96 điểm, UPCoM-Index tăng 0,19 điểm (0,22%) lên 87,28 điểm.

 Diễn biến các chỉ số thị trường kết phiên sáng ngày 14/7. (Nguồn: VNDirect).

Sau những phút hứng khởi vào giữa phiên sáng, đà tăng của thị trường dần thu hẹp trở lại và áp lực bán nhanh chóng khiến chỉ số chuyển đỏ. Tuy nhiên, lực cầu cuối phiên cũng phần nào giúp chỉ số ổn định hơn và chỉ ghi nhận mức giảm nhẹ.

Độ rộng thị trường trên HOSE nghiêng hẳn về bên bán với 302 mã giảm/123 mã tăng. Khối lượng giao dịch đạt hơn 275,5 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 5.417 tỷ đồng. Nhóm VN30 có 16/30 mã giảm giá, trong đó MWG là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index. Bên cạnh đó, một số blueschips khác giảm giá như HPG, TCB, VRE, NVL, PNJ... khiến thị trường không duy trì được đà tăng.

Nhóm ngân hàng chỉ còn VAB, ABB, LPB, EVF, PGB tăng trên 1%; NAB, TPB, VPB, VCB, CTG, MBB xanh nhẹ trên tham chiếu, ACB, KLB, VBB đứng giá, còn lại chìm trong sắc đỏ. Nhóm thép chứng kiến giao dịch kém tích cực khi toàn bộ cổ phiếu ngành này dừng phiên sáng trong vùng giá đỏ.

Tính đến 11h15, VN-Index giảm 3,09 điểm (0,26%) còn 1.170,83 điểm, VN30-Index giảm 4,49 điểm (0,37%) xuống 1.212,45 điểm.

Sau khi chạm vùng giá 1.175 điểm thì lực cung bất ngờ dâng cao và khiến chỉ số nhúng xuống vùng giá đỏ. Ngay cả nhóm ngân hàng cũng không còn giữ được đà tăng mà đảo chiều đỏ nhẹ. Sắc xanh hiện chỉ còn quan sát thấy ở một vài nhóm ngành như dầu khí, chứng khoán, hóa chất,...

Tính đến 9h40, VN-Index giảm 0,52 điểm (0,04%) về 1.173,4 điểm, HNX-Index tăng 0,6 điểm (0,21%) lên 281,96 điểm, UPCoM-Index tăng 0,02 điểm (0,03%) đạt 87,11 điểm.

Thị trường chứng khoán trong nước phiên sáng chịu áp lực điều chỉnh ngay từ khi mở cửa nhưng chỉ số đang dần ổn định trở lại. Có thể thấy thông tin chỉ số CPI tháng 6 của Mỹ duy trì ở mức cao đã được dự báo từ trước đó nên không quá ảnh hưởng đến tâm lý giao dịch của nhà đầu tư trong nước.

Nhóm ngân hàng tiếp tục đóng vai trò giữ nhịp cho thị trường với mức đóng góp hơn 1 điểm, trong SHB có thêm 1 phiên khởi sắc khi đang là mã tăng tốt nhất trong nhóm với tỷ lệ 3,1%, kế đó là LPB (+2,2%), VAB (+2,1%), ABB (+1,9%),...

Tương tự họ dầu khí cũng đang giao dịch khá tích cực với sắc xanh lan tỏa. Ngoại trừ TDG ở vùng giá đỏ, lực cầu đang chiếm ưu thế ở các mã còn lại, điển hình như PVC tăng 3,7% lên 16.800 đồng/cp, PVD (+3,6%), BSR (+3,1%), PVO (+2,5%), GAS (+2,1%), PVS (+1,3%), PVT (+1,3%),...

Tại thị trường thế giới, chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên 13/7 sau khi báo cáo mới nhất cho thấy tỷ lệ lạm phát tháng 6 lên tới 9,1%, cao nhất trong hơn 40 năm và vượt qua dự báo của các chuyên gia. Nhà đầu tư lo ngại Fed sẽ thắt chặt tiền tệ mạnh tay để hạ nhiệt giá cả.

Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm gần 209 điểm, tương đương 0,67%, và kết phiên ở 30.773 điểm. S&P 500 mất 0,45% và đóng cửa ở gần ngưỡng 3.800 điểm. Chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq Composite giảm 0,15% và dừng ở gần 11.248 điểm. 

Thu Thảo

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).