|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Chứng khoán Việt Nam bùng nổ sau kí EVFTA, VN-Index bật tăng gần 16 điểm phiên đầu tháng 7

09:56 | 01/07/2019
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán phiên đầu tháng 7, tâm lý tích cực diễn ra ngay đầu phiên sau khi hiệp định thương mại EVFTA được ký kết, sắc xanh lan tỏa tại hầu hết các cổ phiếu.

Kết phiên, VN-Index tăng 15,67 điểm (1,65%) lên 965,61 điểm; HNX-Index tăng 0,56% lên 104,09 điểm; riêng UPCoM-Index giảm 0,86% xuống 55,17 điểm.

Thị trường duy trì sự khởi sắc trong suốt phiên giao dịch hôm nay với các chỉ số đều tăng mạnh, ngoại trừ UPCoM-Index giảm điểm. Sắc xanh tỏa khắp các nhóm cổ phiếu với 397 mã tăng giá, áp đảo so với 227 mã giảm giá.

Thanh khoản toàn thị trường đạt 206,2 triệu đơn vị, tương ứng giá trị 4.501,4 tỉ đồng. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đạt 1.279,2 tỉ đồng.

Nhóm VN30 có 22 mã tăng giá, 7 mã giảm giá và 1 mã đóng cửa ở giá tham chiếu. Đáng chú ý, cổ phiếu CTG tăng trần lên 20.850 đồng/cp, cổ phiếu GAS tăng 6,4% lên 103.700 đồng/cp, các mã DPM, FPT, TCB, MSN cũng tăng hơn 3%. Trong khi đó, một số được kéo mạnh trong phiên ATC của phiên giao dịch cuối tháng 6 quay đầu giảm điểm, như CII giảm 3,6%), DHG (3,5%), HDB (2,2%), CTD (2,1%), HPG (2,1%).

Kết phiên, nhóm ngân hàng chỉ có HDB giảm 2,2%, các mã SHB, EIB, LPB, BAB đóng cửa tham chiếu, còn lại đều tăng giá. Trong đó, cổ phiếu TCB tăng 3,2%, VPB (2,6%), BID (2,1%), STB (1,9%), VIB (1,2%), MBB (1,2%).

Trong nhóm dầu khí, cổ phiếu PLX có mức tăng ngang với GAS, tăng 6,4% lên 63.300 đồng/cp, theo sau là PVS (2,2%), PVD (1,9%), OIL (1,7%). Các mã POW, PET, PGS, CNG ngược dòng đi xuống.

Phiên giao dịch hôm nay cũng ghi nhận sự bùng nổ của chứng quyền. Mã CFPT1901 tăng 46,3% lên 3.950 đồng/cw, mã CMWG1901 tăng 46,2% lên 3.800 đồng/cw. Chứng quyền có mức tăng thấp nhất là CPNJ1901 cũng đạt mức 2,9%.

Tính đến 14h10, VN-Index tăng 14,09 điểm (1,48%) lên 964,26 điểm; HNX-Index tăng 0,58% lên 104,11 điểm; UPCoM-Index giảm 0,77% xuống 55,22 điểm.

Lực mua tăng lên vào phiên chiều khiến các chỉ số bật tăng mạnh, sắc xanh tiếp tục lan tỏa tại hầu hết các nhóm cổ phiếu.

Dẫn đầu nhóm VN30, cổ phiếu CTG tăng kịch trần (6,9%) lên 20.850 đồng/cp, theo sau là GAS (5,5%), DPM (3%), FPT (3,6%), TCB (3,2%), MWG, STB và MSN (2,2%). Ở chiều ngược lại, cổ phiếu CTD giảm 2,7%, HDB (2,4%), CII (2%), HPG (1,9%), SBT (1,2%).

Bên cạnh CTG và TCB, các cổ phiêu ngân hàng cũng giao dịch khởi sắc với BID tăng 2,2%, VPB (1,9%), KLB (1,9%), STB (1,8%), LPB (1,3%), trong khi EIB và HDB đang chìm trong sắc đỏ.

Ngoài ra, sự tích cực cũng được ghi nhận tại các nhóm bất động sản, dầu khí, dệt may, chứng khoán, cảng biển, …

Trái ngược với xu hướng chung của thị trường, cổ phiếu thủy sản phân hóa với ACL, CMX, AAM, VHC, ANV giảm giá, hiện còn HVG, MPC và FMC giữ được sắc xanh.

Tạm dừng phiên sáng, VN-Index tăng 9,48 điểm (1%) lên 959,42 điểm; HNX-Index tăng 0,37% lên 103,89 điểm; UPCoM-Index giảm 0,79% xuống 55,21 điểm.

Kết phiên sáng, toàn thị trường ghi nhận 325 mã tăng giá, 212 mã giảm giá và 137 mã tạm dừng ở giá tham chiếu. Thanh khoản thị trường đạt 106 đơn vị, tương đương giá trị giao dịch 2.076 tỉ đồng.

Thị trường giữ vững đà tăng điểm trong phiên sáng. Nhóm bluechips tiếp tục dẫn dắt chỉ số, top3 cổ phiếu kéo VN-Index tăng điểm mạnh nhất là GAS tăng 4,5%, CTG (5,6%), VHM (1,1%). Trong khi đó, BHN, POW, VJC diễn biến tiêu cực.

Tại nhóm cổ phiếu chứng quyền, duy nhất HPG giảm giá mạnh 1,9% về 23.050 đồng/cp. Các mã còn lại duy trì mức tăng giá tốt, cụ thể MWG (1,6%), FPT (2,1%), PNJ và VNM (1,2%), MBB (0,5%).

Sắc xanh áp đảo tại nhóm dầu khí, ngoại trừ POW giảm giá, các cổ phiếu PVS, PVB, PVD, OIL đều tăng giá trên 1%. Một số mã đứng giá tham chiếu như TLP, TDG.

Tính đến 10h30, VN-Index tăng 10,21 điểm (1,07%) lên 960,15điểm; HNX-Index tăng 0,43% lên 103,96 điểm; UPCoM-Index giảm 0,75% xuống 55,23 điểm.

Sau những phút hưng phấn đầu phiên, thị trường dần cân bằng trở lại. Các mã CTG, GAS, DPM, TCB, MWG tiếp tục là đầu kéo trong khi HDB, HPG, CTD, EIB, VJC kìm hãm đà tăng của thị trường.

Tất cả các chứng quyền có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp, với hai mã tăng mạnh nhất là CFPT1901 tăng 46,3% và CMWG1901 tăng 46,2%.

Nhóm cao su giao dịch tích cực hơn, với hầu hết các mã đều tăng giá, ngoại trừ SRC và PHR chìm trong sắc đỏ.

Bên cạnh đó, cổ phiếu bất động sản cũng ghi nhận giao dịch tích cực tại các mã midcap như NTL, VPH, SJS, QCG, HBC, CEO, L14. Trong nhóm phát triển khu công nghiệp, các mã SZC, VRG, SNZ, KBC, LHG, SZL tăng hơn 1%, riêng cổ phiếu SIP giảm 4,4% xuống còn 65.000 đồng/cp.

Tính đến 9h45, VN-Index tăng 9,67 điểm (1,02%) lên 959,61 điểm; HNX-Index tăng 0,4% lên 103,92 điểm; UPCoM-Index giảm 0,47% xuống 55,39 điểm.

Thị trường mở cửa với tâm lý tích cực diễn ra từ đầu phiên giúp các chỉ số tăng điểm. Sắc xanh lan tỏa tại nhiều cổ phiếu.

Cổ phiếu vốn hóa lớn là động lực giúp các chỉ số tăng điểm, dẫn đầu là CTG tăng 5,1% lên 20.500 đồng/cp, GAS tăng 4,7% lên 102.800 đồng/cp. Theo sau đó, các mã NVL, MWG, TCB, STB, FPT, DPM, GMD, VRE tăng hơn 1%. Ở chiều ngược lại, các mã CTD, HPG, HDB, EIB, SBT tác động tiêu cực lên thị trường.

Ngoài cổ phiếu CTG, nhóm ngân hàng cũng giao dịch khởi sắc ngay từ đầu phiên. Cụ thể, cổ phiếu TCB tăng 2%, KLB (1,9%), BID (1,6%), STB (1,3%), VIB (1,2%), VCB (1%), riêng HDB và EIB hiện đang giảm giá. Tương tự, tại nhóm dầu khí, các mã GAS, PLX, PVD, OIL, PVB, PVC, PVS, BSR diễn biến tích cực trong khi CNG và POW giảm nhẹ.

Hai nhóm cổ phiếu hượng lợi trực tiếp từ hiệp định EVFTA có phản ứng tích cực sau khi hiệp định được ký kết. Cụ thể, nhóm dệt may có GMC, TCM, VGT, STK, MSH tăng giá, ngoại trừ TNG giảm 0,5%. Nhóm thủy sản ghi nhận sự tích cực tại các mã AAM, MPC, ANV, CMX và TCL, các mã còn lại đang giao dịch tại giá tham chiếu.

Chiều hôm qua (30/6), Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (IPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) được kí kết tại Hà Nội, sau 9 năm đàm phán. Theo Bộ Công Thương, EVFTA và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (IPA) được kí kết cùng lúc, với những cam kết đối xử công bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ cho các khoản đầu tư, nhà đầu tư sẽ góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường pháp lí và đầu tư minh bạch. Từ đó, Việt Nam sẽ thu hút nhiều hơn nhà đầu tư đến từ EU.

Sơn Tùng

[LIVE] ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.