Thị trường bất động sản Sydney và nhiều thành phố đắt đỏ Châu Á suy yếu
Sự phân nhánh kinh tế có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Giá nhà ở thấp và tỉ lệ thế chấp cao không chỉ làm giảm niềm tin của người tiêu dùng mà cả thu nhập khả dụng, theo báo cáo tháng 12 của S&P Global Ratings.
Sự sụt giảm đồng thời của giá nhà ở trên toàn cầu có thể dẫn đến “bất ổn về tài chính và kinh tế vĩ mô”, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết trong nghiên cứu được công bố vào tháng 4/2018.
Mặc dù mỗi thành phố trong khu vực đều có những đặc điểm riêng biệt nhưng vẫn có một vài tình trạng chung như chi phí vay tăng, qui định của chính phủ và thị trường chứng khoán biến động.
Bên cạnh đó, tồn tại một lực lượng khác cũng có thể đẩy giá lên cao kỉ lục tại nhiều nơi, đó là các khách hàng người Trung Quốc.
“Khi nền kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại, dòng vốn trở nên khó khăn hơn, do đó, làm suy yếu nhu cầu mua bất động sản tại các thị trường như Sydney và Hồng Kông”, Patrick Wong, nhà phân tích bất động sản tại Bloomberg Intelligence, cho biết.
Hồng Kông
Sau đợt tăng giá kéo dài gần 15 năm khiến Hồng Kông trở nên nổi tiếng vì có thị trường bất động sản đắt đỏ nhất thế giới, giá nhà ở tại đây hiện nay đã giảm nhiệt.
Giá nhà ở trong thành phố đã giảm 13 tuần liên tiếp kể từ tháng 8, chuỗi sụt giảm dài nhất kể từ năm 2008, theo số liệu từ Centaline Property Agency. Chi phí vay cao hơn và thuế đất bỏ không đang “nhen nhúm” tăng cũng khiến nhiều người lo ngại.
Tỉ lệ đình công của các công ty đầu tư bất động sản đại lục sau khi đấu thầu thành công các khu dân cư cũng đang suy yếu, giảm xuống 27% năm 2018 từ 70% năm 2017, theo JLL của Residential Sales Market Monitor công bố ngày 3/1/2019. Trong số 11 khu dân cư được các nhà chức trách cho đấu thầu năm 2018, chỉ có ba khu dân cư rơi vào tay các công ty Trung Quốc.
Ảnh minh họa |
“Sự thay đổi thái độ như thế có thể được lí giải bằng việc nền kinh tế đại lục đang chững lại”, ông Henry Mok, giám đốc cấp cao của thị trường vốn tại JLL, phát biểu. “Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, chính phủ đã có những động thái nhằm hạn chế dòng vốn chảy ra ngoài và điều này đã gây ra khó khăn cho các nhà đầu tư khi phát triển tại thị trường nước ngoài”.
Singapore
Giá nhà ở tại Singapore, vốn nằm trong nhóm những nơi đắt đỏ nhất thế giới, đã ghi nhận lần giảm đầu tiên trong 6 quí, kết thúc vào tháng 12/2018. Nhà ở cao cấp bị ảnh hưởng nặng nền nhất, với giá trị trong các khu vực chính giảm 1,5%.
Chính sách của chính phủ bị chỉ trích nhiều nhất. Các biện pháp hạ nhiệt được thực hiện một cách bất ngờ vào tháng 7/2018, bao gồm thuế tem cao hơn và các qui định cho vay theo giá trị phức tạp hơn.
Kể từ đó, các ràng buộc bổ sung bao gồm hạn chế về số lượng căn hộ “hộp giày” và qui định chống rửa tiền đã gây áp lực hành chính lên các nhà đầu tư.
“Giá nhà [trên mặt] đất đã giảm mạnh khi nhu cầu giảm”, ông Ong Teck Hui, giám đốc cấp cao của bộ phận nghiên cứu và tư vấn tại JLL, cho hay. (Ở Singapore, phần lớn người dân sống trong các căn hộ cao tầng, được gọi là nhà chung cư (HDB). Ngược lại, nhà [trên mặt] đất lại chiếm dụng không gian mặt đất hơn căn hộ chung cư.)
Sydney
Người dân Sydney đã bắt đầu tự hỏi: loại “bụi” kinh tế nào có nguy cơ biến mất khi giá trị nhà ở giảm thậm tệ kể từ cuối những năm 1980?
Giá nhà ở trung bình ở thành phố cảng đã giảm 11,1% kể từ mức cao kỉ lục năm 2017, theo số liệu CoreLogic công bố ngày 2/1/2019 – vượt qua mức giảm 9,6% từ trên xuống khi Australia đang trên đà suy thoái.
Ảnh minh họa |
Mặc dù giá vẫn cao hơn khoảng 60% so với năm 2012, đồng nghĩa rằng rất ít chủ nhà đất đang gặp nguy hiểm, dự báo từ các nhà kinh tế học lại cho rằng mức sụt giảm thêm 10% sẽ khiến các nhà đầu tư lo “ngay ngáy” về những khoản đầu tư trong tương lai.
Ngân hàng trung ương Australia cũng lo lắng rằng một cuộc suy thoái kéo dài sẽ kéo theo mức tiêu dùng giảm, cùng với việc đảng Lao động vừa cam kết hạn chế các khoản trợ cấp thuê cho các nhà đầu tư bất động nếu đảng này giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử dự kiến vào tháng 5/2019, niềm tin của hầu hết nhà đầu tư và khách hàng sẽ còn bị lung lay hơn nữa.
Ngày 3/1/2019, người đứng đầu kho bạc, ông Josh Frydenberg, đã kêu gọi các ngân hàng quốc gia không nên thắt chặt tín dụng nữa vì suy thoái sâu sẽ đè nặng lên nền kinh tế.
Thượng Hải, Bắc Kinh
Một cuộc giảm nhiệt giá nhà ở đã cản trở doanh số bán nhà và đồng thời, khiến giá trị nhà ở tại những thành phố lớn nhất Trung Quốc rơi xuống mức 5% dưới mức đỉnh. Tuy nhiên, qui định về mua nhiều căn nhà hoặc bao lâu một bất động sản có thể bán sau khi được mua cũng bắt đầu được nới lỏng. Bên cạnh đó, các nhà thầu cũng đang cố gắng thu hút người mua nhà bằng nhiều quà tặng hấp dẫn.
Một nhà đầu tư bất động sản hồi tháng 9/2018 đã tặng BMW Series 3 hoặc X1 cho bất kì ai muốn mua một căn hộ ba phòng ngủ tại dự án của họ ở Thượng Hải. Các khoản thanh toán chậm cũng đã bị cắt giảm sau khi China Evergrande Group yêu cầu chỉ 5% so với mức 30% đặt cọc như thông thường.
Ảnh minh họa |
“Không có gì đáng ngạc khi chứng kiến giá nhà ở tại Bắc Kinh và Thượng Hải giảm do các chính sách hạn chế hiện áp dụng lên hai thị trường này”, Henry Chin, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại CBRE Group, cho biết. Một chỉ số cho biết giá nhà ở thứ hai tại Bắc Kinh đã giảm từ hồi tháng 9/2018, trong khi một chỉ số khác lại cho thấy giá nhà tại Thượng Hải đã giảm liên tục 12 tháng.
Xem thêm |