|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Thị trường áo đấu EURO 2020 ngắc ngoải, tính dẹp tiệm vì không có khách

07:40 | 15/06/2021
Chia sẻ
Sau 5 năm chờ đợi, giải vô địch bóng đá các quốc gia châu Âu đã trở lại vào năm 2021, muộn hơn thường lệ một năm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Trái ngược với các kỳ Euro trước, năm nay thị trường các sản phẩm ăn theo khá ảm đạm.
Thị trường áo đấu, phụ kiện ăn theo mùa Euro 2021: 'Chán lắm! Có bán được gì đâu, nhập về không ai mua' - Ảnh 1.

Các sản phẩm phụ kiện thể thao ế ẩm trong đợt dịch COVID-19, kể cả khi EURO 2020 đang diễn ra. (Ảnh: Vượng Phát)

"Chán lắm! Chị không bán được gì cả, mùa dịch ế ẩm, không có khách mua. Người ta cũng ngại ra ngoài, thêm lệnh cấm tụ tập nên cũng chẳng mấy ai muốn mua sắm", chủ một cửa hàng bán đồ thể thao trên phố Trịnh Hoài Đức, Hà Nội cám cảnh.

Người này cho hay, mặc dù đã vào mùa Euro, song các phụ kiện thể thao như áo đấu, mũ, băng rôn,... đều không bán được nên cửa hàng quyết định sẽ không nhập thêm hàng, chấp nhận bán hàng lỗi mốt bởi "mỗi lần nhập phải lấy với số lượng lớn".

Ghi nhận của chúng tôi, không riêng gì cửa hàng trên, các shop kinh doanh quần áo thể thao khác tại Hà Nội cũng rơi vào cảnh vắng vẻ đìu hiu. Tuy giải đấu EURO 2020 đã khai mạc nhưng tình hình kinh doanh các sản phẩm áo đấu, phụ kiện ăn theo không mấy khả quan.

Thảo, nhân viên bán hàng của một cửa hiệu gần đấy cho hay, năm nay vẫn chuẩn bị áo đấu nhưng chỉ với một số đội tuyển có lượng fan hâm mộ đông như Ý, Anh, Pháp... Các sản phẩm phụ kiện khác như khẩu trang in cờ của các đội tuyển thì shop không nhập bán vì ế ẩm.

Ngoài ra, vì dịch bệnh nên các sản phẩm phục vụ luyện tập thể thao khác cũng rơi vào cảnh đìu hiu, cả ngày không có nổi một khách hỏi thăm. "Tuy nhiên, điểm sáng là phụ kiện liên quan đến xe đạp như mũ, áo, bình nước,... lại đang thu hút khách hàng hơn so với thời gian trước", nhân viên này cho biết thêm. 

Ngoài các sản phẩm áo đấu ế ẩm, một số sản phẩm phụ kiện như lịch thi đấu, thẻ cầu thủ, poster, tranh vẽ liên quan đến kỳ EURO 2020 cũng không xuất hiện nhiều. Chúng tôi không tìm thấy các sản phẩm nói trên khi tham khảo ở một số cửa hàng cũng như hiệu sách lớn. Tuy nhiên, nếu lên sàn thương mại điện tử, các sản phẩm trên vẫn có bán.

Việc kinh doanh đồ thể thao ế ẩm giữa mùa bóng đá là chuyện xưa nay hiếm. Anh Tùng, chủ một cửa hiệu bán quần áo trên đường Lê Văn Hiến, Hà Nội cho hay ngay từ đầu năm anh đã phải huỷ cả triệu tiền hàng đặt trước vì dính dịch COVID-19.

"Cuối năm ngoái, khi dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát tốt tại Việt Nam, tôi nhẩm tính tình hình kinh doanh sẽ khởi sắc trở lại, ai ngờ đầu năm nay, dịch bùng phát. Trở tay không kịp", anh Tùng chia sẻ.

Vị chủ quán này cho biết nếu một vài tháng tới tình hình không chuyển biến tích cực, anh buộc phải đóng cửa, trả mặt bằng vì không có khách. "Doanh thu không có, trong khi mỗi sáng mở mắt dậy là gần triệu tiền chi phí duy trì cửa hàng đổ xuống đầu. Không đóng thì không còn cách nào khác", anh Tùng nói.

Thị trường áo đấu, phụ kiện ăn theo mùa Euro 2021: 'Chán lắm! Có bán được gì đâu, nhập về không ai mua' - Ảnh 2.

Do tình hình kinh doanh ế ẩm nên nhiều chủ tiệm kinh doanh không cập nhật thêm mẫu áo đấu mới cho mùa EURO 2020. (Ảnh: Vượng Phát)

Thị trường áo đấu, phụ kiện ăn theo mùa Euro 2021: 'Chán lắm! Có bán được gì đâu, nhập về không ai mua' - Ảnh 3.

Các sản phẩm phụ kiện ăn theo mùa EURO 2020 như poster, lịch thi đấu không xuất hiện nhiều. (Ảnh: Vượng Phát)

EURO 2020 là một kỳ Euro đặc biệt khi được tổ chức muộn hơn dự kiến một năm do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Khác với mọi năm khi có một đến hai nước làm chủ nhà đăng cải tổ chức, EURO 2020 không có chủ nhà và diễn ra tại 11 quốc gia thuộc châu Âu. 

Khán giả cũng đã được quay trở lại sân vận động để được chứng kiến đội tuyển nước nhà thi đấu nhưng chỉ giới hạn tối đa 50% sức chứa và phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh COVID-19. 

Vượng Phát

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.