Thị phần bán lẻ của doanh nghiệp FDI ngày càng mở rộng
Báo cáo về tình hình thương mại trong nước năm 2016 của Bộ Công Thương hôm 6-1 cho biết, các doanh nghiệp FDI chiếm 70% thị phần bán lẻ qua cửa hàng tiện lợi; khoảng 17% thị phần qua trung tâm thương mại, siêu thị; 15% thị phần qua siêu thị mini và khoảng 50% thị phần không thông qua cửa hàng mà qua các hình thức bán hàng trực tuyến, truyền hình, điện thoại…
Cho dù con số thống kê chỉ ra rằng thị phần bán lẻ qua trung tâm thương mại, siêu thị và siêu thị mini của các doanh nghiệp FDI chưa cao nhưng trên thực tế, sự gia tăng hiện diện của các doanh nghiệp này tại các trung tâm thương mại, siêu thị (ở các thành phố lớn) là khá rõ ràng, nhất là sau khi tập đoàn bán lẻ Central Group mua lại chuỗi bán lẻ Big C, tập đoàn TCC (Thái Lan) mua lại Metro Cash & Carry. Ngoài ra, các tập đoàn như Lotte, Aeon… cũng tích cực mở rộng thị phần và đều có dự định tăng gấp đôi, gấp ba số cửa hàng trong vài năm tới qua việc mở từ hàng chục đến hàng trăm siêu thị hay trung tâm thương mại tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp ngoại ngày càng mở rộng thị phần đã không ngừng gia tăng sức ép cạnh tranh lên các doanh nghiệp bán lẻ trong nước do sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ nước ngoài nhờ giá thành rẻ hơn, chất lượng và mẫu mã đa dạng hơn. Sức ép đó càng lớn khi các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài còn hướng đến các nhãn hàng riêng tại hệ thống siêu thị của mình, khiến cho thị phần của hàng hóa trong nước tại các siêu thị có vốn ngoại ngày càng thu hẹp.
Đó là chưa kể đến nguy cơ không kiểm soát được hàng hóa nhập khẩu do các hàng rào kỹ thuật không hiệu quả sẽ khiến Việt Nam trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng kém, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm qua ước đạt 3,53 triệu tỉ đồng, tăng 10,2% so với 2015. Riêng doanh thu bán lẻ hàng hóa năm 2016 ước đạt 2,67 triệu tỉ đồng, chiếm 75,9% tổng mức tăng. Trong đó, mức tăng cao nằm ở nhóm lương thực, thực phẩm (13,6%) và nhóm đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình (tăng 11,4%).
Doanh số thương mại điện tử bán lẻ B2C (Business To Customer) của Việt Nam ước đạt 5 tỉ đô la Mỹ, tăng hơn gấp đôi từ 2,2 tỉ đô la năm 2013 và chiếm trên 3% tổng mức bán lẻ, doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/