|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thép, nhôm của Việt Nam có thể bị Mỹ 'giáng đòn' như thế nào?

07:00 | 18/02/2018
Chia sẻ
Để hạn chế nhập khẩu thép và nhôm từ Trung Quốc, Việt Nam và nhiều quốc gia khác, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã đề xuất lên Tổng thống Donald Trump áp dụng các quy định hà khắc, như áp thuế nhập khẩu, đặt ra hạn ngạch nhập khẩu với từng quốc gia cụ thể,…
thep nhom cua viet nam co the bi my giang don nhu the nao Mỹ sẽ tiếp tục siết quy định về thuế nhập khẩu với thép, nhôm?
thep nhom cua viet nam co the bi my giang don nhu the nao Mỹ áp thuế CBPG, chống trợ cấp sơ bộ đối với thép Việt Nam có xuất xứ Trung Quốc
thep nhom cua viet nam co the bi my giang don nhu the nao EU: Thép Trung Quốc được ‘tuồn’ qua Việt Nam để trốn 9,6 triệu USD tiền thuế

Sau một thời gian dài chờ đợi, cuối cùng DOC cũng đã công bố kết quả điều tra theo Mục 232 về hoạt động nhập khẩu thép và nhôm của Mỹ, theo tài liệu Reuters thu thập được.

thep nhom cua viet nam co the bi my giang don nhu the nao
Thép, nhôm của Việt Nam có thể bị Mỹ 'giáng đòn' như thế nào? (Ảnh minh họa)

Ba khuyến nghị của DOC đối với sản phẩm thép nhập khẩu

Thứ nhất, áp thuế ít nhất 24% đối với tất cả sản phẩm thép nhập khẩu từ tất cả quốc gia trên thế giới.

Thứ hai, áp thuế ít nhất 53% đối với tất cả sản phẩm thép nhập khẩu từ 12 quốc gia, gồm Brazil, Trung Quốc, Costa Rica, Ai Cập, Ấn Độ, Malaysia, Nga, Hàn Quốc, Nam Phi, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam.

Thứ ba, áp hạn ngạch nhập khẩu sản phẩm thép từ tất cả quốc gia trên thế giới tương đương 63% lượng thép mà mỗi nước xuất khẩu vào Mỹ trong năm 2017.

DOC khẳng định, các phương án này đều nhằm tăng công suất sản xuất thép nội địa của Mỹ từ mức hiện tại 73% lên 80%, mức tối thiểu để duy trì sự tồn tại của ngành thép trong dài hạn.

Ba khuyến nghị của DOC đối với sản phẩm nhôm nhập khẩu

Thứ nhất, áp thuế ít nhất 7,7% đối với tất cả sản phẩm nhôm nhập khẩu từ tất cả quốc gia trên thế giới.

Thứ hai, áp thuế 23,6% đối với tất cả sản phẩm nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc, Hong Kong, Nga, Venezuela và Việt Nam. Những nước còn lại sẽ bị áp hạn ngạch tương đương với lượng nhôm mà mỗi nước xuất khẩu sang Mỹ trong năm 2017.

Thứ ba, áp hạn ngạch nhập khẩu sản phẩm nhôm từ tất cả quốc gia trên thế giới tương đương mức tối đa 86,7% lượng nhôm mà mỗi nước xuất khẩu vào Mỹ trong năm 2017.

Cũng theo nhận định của DOC, các phương án này đều nhằm tăng công suất sản xuất nhôm nội địa của Mỹ từ mức hiện tại 48% lên 80%, giúp duy trì sự tồn tại của ngành thép trong dài hạn.

Tuy nhiên ông Ross cũng cho biết, một số doanh nghiệp Mỹ có thể yêu cầu loại bỏ một số sản phẩm cụ thể ra khỏi danh sách bị áp thuế nhập khẩu nếu Mỹ không sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. .

Thời hạn cuối cùng để ông Trump đưa ra quyết định chính thức về các biện pháp hạn chế nhập khẩu thép là ngày 11/4 và đối với sản phẩm nhôm là ngày 20/4. Việc có loại trừ hay không một số quốc gia cụ thể, như khối đồng minh NATO, ra khỏi danh sách bị áp thuế nhập khẩu này cũng sẽ do ông Trump quyết định, Bộ trưởng DOC Wilbur Ross cho biết.

“Ngài Tổng thống có quyền tự do sửa đổi bất kỳ chi tiết nào hoặc đi đến kết luận nào đó hoàn toàn khác biệt với báo cáo này,” ông Ross trả lời phóng viên của Reuters. Tất nhiên theo ông Ross, việc áp thuế nhập khẩu trên phạm vi toàn cầu sẽ đảm bảo toàn bộ sản phẩm thép, nhôm nhập khẩu vào Mỹ không liên quan gì đến Trung Quốc.

thep nhom cua viet nam co the bi my giang don nhu the nao
Bộ trưởng DOC Wilbur Ross. (Ảnh: Reuters)

Phản ứng của Trung Quốc

Sau thông tin này, Bộ Thương mại Trung Quốc lập tức phản bác, cho rằng báo cáo của DOC là vô căn cứ, không dựa trên cơ sở thực tế nào; đồng thời khẳng định chính phủ Trung Quốc sẽ sử dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích quốc gia nếu quyết định cuối cùng của Mỹ ảnh hưởng tới nước này.

Ông Ross cho biết bản thân cũng sẽ không ngạc nhiên nếu các quốc gia kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới vì các biện pháp bảo hộ thương mại này.

Một số nhà lập pháp của Mỹ và phía người tiêu dùng thép, nhôm cũng kêu gọi chính phủ nên thận trọng để tránh gây gián đoạn nguồn cung hoặc đẩy giá hai vật liệu này tăng mạnh. Tuy nhiên theo ông Ross, khuyến nghị cả DOC sẽ không thể đẩy giá thép hay nhôm tăng mạnh trong thời gian tới.

Trước đó, Bộ Thương mại Trung Quốc cũng từng “khuyên” Mỹ hạn chế sử dụng các công cụ bảo hộ thương mại, tôn trọng luật lệ thương mại song phương và tích cực góp phần xây dựng trật tự thương mại và kinh tế quốc tế.

Vũ Thắng