|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thêm vào một số cái tên mới, thị trường UPCoM có 168 mã thuộc diện cảnh báo nhà đầu tư

10:46 | 20/08/2020
Chia sẻ
Cổ phiếu VGT vừa thoát khỏi diện bị hạn chế giao dịch, CTCP Đầu tư và Thương mại DIC (Mã: DIC) và CTCP Hùng Vương (Mã: HVG) là những cái tên mới góp mặt trong danh sách này.

Ngày 20/8, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo danh sách 168 công ty nằm trong bảng cảnh báo tới các nhà đầu tư trên hệ thống giao dịch UPCoM. Trong đó có 15 công ty có vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 10 tỉ đồng, 142 công ty bị hạn chế giao dịch và 11 công ty bị đình chỉ giao dịch.

So với danh sách công bố ngày 7/8, ghi nhận có thêm 1 công ty nằm trong danh sách công ty có vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 10 tỉ đồng là Trung tâm Tư Vấn xây dựng thị xã Điện Bàn. 

Đáng chú ý, trong thông báo mới đây, cổ phiếu VGT được đưa khỏi diện bị hạn chế giao dịch và giao dịch trở lại bình thường từ ngày 20/8 do Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã công bố thông tin họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020, khắc phục nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị hạn chế giao dịch trước đó.

Tuy nhiên CTCP Đầu tư và Thương mại DIC (Mã: DIC) và CTCP Hùng Vương (Mã: HVG) là những cái tên mới góp mặt trong danh sách này. Nguyên nhân là do hai mã cổ phiếu này bị hủy niêm yết và chưa khắc phục được nguyên nhân bị hủy niêm yết theo qui định pháp luật.

Theo đó, DIC bị tạm ngừng giao dịch hoàn toàn trên UPCoM trong khi Hùng Vương chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần. Số lượng cổ phiếu đăng kí giao dịch của hai công ty này lần lượt là 26,5 triệu đơn vị và 227 triệu đơn vị. 

Dưới đây là danh sách 168 công ty thuộc diện cảnh báo các nhà đầu tư trên UPCoM, thống kể từ năm 2016.

Thêm vài mã cổ phiếu được đưa vào 'danh sách đen' trên UPCoM - Ảnh 1.

Nguồn: HNX

Thêm vài mã cổ phiếu được đưa vào 'danh sách đen' trên UPCoM - Ảnh 2.

Nguồn: HNX

Thêm vài mã cổ phiếu được đưa vào 'danh sách đen' trên UPCoM - Ảnh 3.

Nguồn: HNX

 

Linh Giang

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.