|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thêm giải pháp tài chính cho doanh nghiệp muốn sử dụng điện mặt trời

20:00 | 28/07/2023
Chia sẻ
Trong bối cảnh phát triển điện mặt trời cần tín dụng bền vững, việc các doanh nghiệp kết hợp với các tổ chức, quỹ tín dụng có tiềm lực để đưa ra các giải pháp tư vấn tín dụng đi kèm, từ đó nhanh chóng thúc đẩy điện mặt trời đi vào đời sống là một giải pháp tích cực, thiết thực được khách hàng đầu tư hướng đến.

 

Nhu cầu năng lượng sạch phát triển nhanh chóng ở Việt Nam

Thị trường đầu tư điện mặt trời còn đầy tiềm năng

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển điện mặt trời phát triển nhanh và mạnh trong khu vực.

Theo tạp chí The Economist, trong vòng một thập kỷ qua, tốc độ tăng trưởng điện mặt trời của Việt Nam cao hơn so với Pháp hay Nhật Bản.

Theo Quy hoạch điện VIII, kế hoạch đến năm 2030, tỷ trọng điện mặt trời trong cơ cấu nguồn điện đạt 9% (tương đương 12.836 MW). Đến năm 2050, tỷ trọng này được nâng lên khoảng 33% (tương đương 168.594 – 189.294 MW).

Nguồn: Quy hoạch điện VIII

Sự tăng trưởng của nguồn năng lượng điện mặt trời tại Việt Nam không chỉ cho thấy nhu cầu chuyển dịch sang năng lượng xanh đã đang hiện thực hóa mà còn cho thấy sự quan tâm tham gia của các doanh nghiệp vào lĩnh vực này ngày nhiều thêm hơn.

Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, tốc độ phát triển nhanh của điện mặt trời trong khi chính sách điều hành chưa bắt kịp đã dẫn đến một số vấn đề tồn đọng. Đó là doanh nghiệp tham gia nhiều và đầu tư ban đầu lớn nhưng không có lãi, người dùng điện mặt trời còn e ngại khi phải bỏ số vốn lớn ban đầu để sở hữu nguồn năng lượng sạch này.

Sau cơn sốt FIT1 và FIT2 năm 2019, thị trường điện năng lượng mặt trời được định hình lại: Những nhà đầu tư ‘theo phong trào’ dần rút lui, các doanh nghiệp chuyển hướng tìm giải pháp đi lâu dài với khách hàng, sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm vào thị trường và người tiêu dùng cần giải pháp tài chính hiệu quả để theo đuổi dòng năng lượng tái tạo này lâu dài.

Theo đánh giá của một doanh nghiệp trong ngành, cùng với tình hình kinh tế khó khăn chung và sau khi thị trường năng lượng điện trải qua giai đoạn bùng nổ và chuyển dịch, nhiều doanh nghiệp dịch vụ điện mặt trời gặp khủng hoảng tài chính, việc có thêm kênh tín dụng ‘bơm oxy’’ cho doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi này là hết sức cần thiết.

Giải pháp tài chính khi đầu tư điện mặt trời

Là một doanh nghiệp tham gia sâu trong lĩnh vực tư vấn, đầu tư, cung cấp thiết bị và lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho các tập đoàn, đơn vị lớn tại Việt Nam, ông An Đình Nhã, Giám đốc Công ty AG Green Energy nhận định nhu cầu tín dụng cho các doanh nghiệp tham gia thị trường này rất lớn, hiện có chính sách ưu tiên, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp muốn đầu tư vào thị trường này bền vững, ông Nhã chia sẻ: “Kinh nghiệm của chúng tôi là hợp tác với các doanh nghiệp phát triển đầu tư có tiềm lực tài chính ở nước ngoài. Họ cung cấp tín dụng cho dự án đầu tư và chúng tôi bán điện lại cho các doanh nghiệp trong nước”.

Đầu tư điện mặt trời cần vốn ban đầu lớn, thêm giải pháp tài chính sẽ giúp nhà đầu tư chuyển đổi năng lượng sạch an tâm và tối ưu chi phí

Ngoài tiềm lực tài chính, Giám đốc AG Green Energy cũng nhấn mạnh, doanh nghiệp hay các quỹ nước ngoài trong lĩnh vực năng lượng tái tạo họ còn có các chứng chỉ xanh, chứng chỉ về carbon nên có lợi thế khai thác tài chính từ các quỹ ưu tiên ở nước ngoài. AG Green Energy đang hợp tác với các quỹ có thể kể đến từ Anh, Pháp, Mỹ, Singapore,….

Ông Nhã gọi đây là chiến lược EPC.F (Engineering, Procurement, Construction and Financing), nghĩa là ngoài việc tư vấn lắp đặt công trình điện mặt trời phù hợp với nhu cầu sử dụng, còn mang đến cho người đầu tư điện một giải pháp tài chính tương ứng.

Một dự án điện mặt trời áp mái nhà máy được hoàn thiện bởi Công ty AG Green Energy với tổng công suất 1,100 kWp

Theo đó, doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu sử dụng điện mặt trời có thể hoàn toàn bắt đầu từ số vốn 0 đồng. “Thứ nhất, với chính sách này khách hàng có nhu cầu sử dụng điện mặt trời không phải bỏ tiền, mình hỗ trợ tín dụng cho họ. Thứ 2, khách có thể không phải bỏ tiền vốn đầu tư, khách hàng mua lại của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện mặt trời và chỉ trả tiền tương ứng theo số điện tiêu thụ, với mức phải trả hàng tháng thấp hơn so với giá điện thông thường’’. Ông Nhã cho hay.

Lợi ích từ đầu tư thực hiện trọn gói lắp đặt điện mặt trời

Thống kê cho thấy, tổng vốn đầu tư cho năng lượng tái tạo của toàn cầu tăng từ khoảng 50 triệu USD năm 2004 lên 2,6 tỷ USD trong năm 2019. Tuy nhiên, số vốn đầu tư này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với nhu cầu dịch chuyển cơ cấu kinh tế để giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu. Ngân hàng Thế giới (World Bank) dự báo, đến năm 2030, nhu cầu đầu tư cho năng lượng tái tạo khoảng 30 tỷ USD mỗi năm.

Trong bối cảnh phát triển điện mặt trời cần tín dụng bền vững, việc các doanh nghiệp kết hợp với các tổ chức, quỹ tín dụng có tiềm lực để đưa ra các giải pháp tư vấn tín dụng đi kèm, từ đó nhanh chóng thúc đẩy điện mặt trời đi vào đời sống là một giải pháp tích cực, thiết thực được khách hàng đầu tư hướng đến.

Nhà cung cấp năng lượng điện mặt trời, ngoài giải pháp toàn diện về tài chính, còn thực hiện các dịch vụ O&M sau thi công lắp đặt

Giải pháp tài chính này không chỉ người chuyển đổi năng lượng không bỏ vốn ban đầu mà còn không phải chịu rủi ro, không mất chi phí quản lý vận hành trong suốt thời gian sử dụng vì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện mặt trời sẽ cung cấp và thực hiện hết các dịch vụ từ lúc tư vấn lắp đặt, vận hành đến quy trình O&M (Dịch vụ sửa chữa và bảo trì sau lắp đặt).

Về lợi ích phi tài chính, ông Nhã cho rằng, đơn vị sử dụng điện mặt trời còn có những cái lợi xa hơn khi họ được dùng nguồn năng lượng sạch, giá rẻ. Trong xu hướng các quốc gia trong đó có Việt Nam cam kết cắt giảm carbon bằng 0 vào năm 2050, chứng chỉ năng lượng xanh trở thành một tiêu chuẩn đánh giá các mặt hàng xuất khẩu đi Châu Âu và thế giới.

Do đó, chuyển đổi sang năng lượng xanh mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, đặc biệt DN xuất khẩu. “Thấy được xu hướng này, chúng tôi đã kết hợp các đơn vị đối tác uy tín trên thế giới, có chứng chỉ xanh để mang đến nguồn năng lượng này và cam kết này cho khách hàng”, ông Nhã chia sẻ giải pháp.

Để tìm hiểu thêm, vui lòng truy cập https://ag-greenenergy.com.

Bích Thu

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.