|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thêm cơ hội xuất khẩu nông sản, trái cây tươi sang Trung Quốc

07:10 | 17/05/2017
Chia sẻ
Doanh nghiệp trung quốc đang đầu tư xây dựng khu nhập khẩu trái cây tươi 8.000 tấn/ngày sẵn sàng nhập khẩu từ Việt Nam từ tháng 8/2017.

Với việc đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cửa khẩu và giao thông, thời gian vận chuyển hàng được rút ngắn… là những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu nông sản, trái cây tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc. Đây là nhận định được đưa ra tại Hội nghị kết nối thương nhân xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam với thị trường Trung Quốc, do Bộ Công Thương và UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức ngày 16/5 tại Cao Bằng.

Trung Quốc là đối tác thương mại song phương lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều Việt – Trung không ngừng tăng nhanh với tốc độ trung bình khoảng 30 - 40% /năm. Trong những năm qua, với các cơ chế hợp tác song phương giữa 2 nước được đẩy mạnh, kim ngạch thương mại biên giới tăng trưởng cao, các mặt hàng trao đổi qua biên giới được mở rộng, hạ tầng cửa khẩu biên giới được đầu tư phát triển.

them co hoi xuat khau nong san trai cay tuoi sang trung quoc
Lễ ký kết giữa doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Trung Quốc.

Tuy nhiên, thời gian qua, hoạt động xuất nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản qua qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung còn một số khó khăn, vướng mắc. Đó là công tác quản lý, điều hành và cơ cấu hàng hóa trong thương mại biên giới còn nhiều bất cập; Kim ngạch thương mại biên giới tăng chưa ổn định, hạ tầng các khu cửa khẩu chưa đồng bộ, một số chính sách liên quan đến xuất nhập khẩu nông sản chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Ông Chu Thế Huy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Thủy Dương, ở Thái Bình - một trong những doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu gạo của phía Bắc chia sẻ: “Hoạt động xuất khẩu gạo sang Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn. Trước đây gạo được xuất qua các lối mở qua Cao Bằng nhưng gần đây đóng cửa, nhiều người nhập hàng về nhưng không xuất được, để trong kho lâu giảm chất lượng. Các cơ quan ban ngành hai nước cần tạo điều kiện để doanh nghiệp được phép xuất khẩu qua lối mở như Cao Bằng, Lào Cai, Hà Giang… tạo điều kiện xuất khẩu gạo thuận lợi hơn”.

Trao đổi về cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước trong thời gian tới, đại diện một số doanh nghiệp Trung Quốc cho biết, rất quan tâm và muốn nhập khẩu mặt hàng hoa quả tươi ở Việt Nam như thanh long, xoài, vải thiều, chôm chôm, chanh không hạt…nhưng do thời gian vận chuyển lâu, hạn chế về kho bãi, nên khó bảo quản, ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Tuy nhiên, từ tháng 4 năm nay, một tuyến đường sắt chuyên dùng (vận chuyển hàng đông lạnh) để vận chuyển rau quả từ Bách Sắt đi Bắc Kinh (Trung Quốc) sẽ có thể rút ngắn thời gian vận chuyển 15 ngày so với trước đây. Do đó, việc vận chuyển rau quả tươi vào thị trường nội địa Trung Quốc sẽ thuận lợi hơn, góp phần đẩy mạnh nhập khẩu các mặt hàng này từ Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Hội, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại biên giới và miền núi (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2016, Trung Quốc chỉ định cho phép cửa khẩu Thủy Khẩu đối diện Tà Lùng và Long Bang đối diện Trà Lĩnh được nhập khẩu trái cây tươi của Việt Nam. Hiện công ty Vạn Sinh Long của Trung Quốc cũng đang đầu tư một khu nhập khẩu trái cây tươi, với công suất 8.000 tấn/ngày, sẵn sàng nhập khẩu từ Việt Nam bắt đầu từ tháng 8/2017.

Tại hội nghị, các đại biểu kiến nghị, các địa phương cần tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích doanh nghiệp; Chủ động điều tiết lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu biên giới, kịp thời nắm bắt tình hình về thông quan hoa quả nông sản vào chính vụ, để tránh ùn tắc hàng hóa…Đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc tăng cường hợp tác và liên kết, tổ chức hệ thống phân phối vào sâu trong thị trường nội địa hai nước.

Ông Nguyễn Văn Hội cho rằng, trong hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới, đặc biệt là lấy cửa khẩu biên giới làm cửa ngõ để phân phối hàng hóa sang thị trường Trung Quốc thì doanh nghiệp phải là lực lượng nòng cốt. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu, nắm bắt thông tin để kết nối đẩy mạnh xuất khẩu nông lâm thủy sản trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cần sự hỗ trợ của cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp:

“Năm 2016, Hiệp định thương mại biên giới Việt Nam – Trung Quốc được ký kết mở ra hướng đảm bảo sự ổn định bền vững cho các doanh nghiệp liên kết với nhau, từ vùng sản xuất trong phía Nam đến cửa khẩu biên giới Việt – Trung. Nhiều doanh nghiệp không chỉ Quảng Tây, Vân Nam mà còn các tỉnh Trùng Khánh, Hàng Châu, Bắc Kinh…cũng đang rất quan tâm. Với sự phát triển nhanh chóng của hạ tầng giao thông, sẽ tạo lợi thế cho xuất khẩu nông thủy sản, đặc biệt hàng hoa quả trái cây tươi của Việt Nam vào sâu thị trường Trung Quốc”, ông Hội nói.

Tại hội nghị cũng diễn ra Lễ ký biên bản ghi nhớ giữa Sở Công Thương Cao Bằng và Cục Thương vụ thành phố Bách Sắc, Quảng Tây, Trung Quốc và ký kết thỏa thuận giữa doanh nghiệp 2 nước Việt Nam - Trung Quốc./.

them co hoi xuat khau nong san trai cay tuoi sang trung quoc [Giá nông sản ngày 16/5] Giá tiêu vẫn giảm sâu vì tin đồn

Trên thị trường nông sản ngày 16/5, thị trường hồ tiêu và cà phê không thể tìm thấy động lực phục hồi, buộc giới thương ...

them co hoi xuat khau nong san trai cay tuoi sang trung quoc Xuất khẩu gạo: Đến thời gặp khó!

Xuất khẩu gạo - mặt hàng nông sản xuất truyền thống, chủ lực của nước ta đang tiếp tục "ảm đạm" khi giảm cả về ...

them co hoi xuat khau nong san trai cay tuoi sang trung quoc Điệp khúc giải cứu nông sản khi nào chấm dứt?

Các chuyên gia cho rằng giải cứu nông sản chỉ giải quyết được tình trạng dư thừa nhất thời, cần nhất là một chính sách ...

Việt Hà