|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Ngành du lịch Việt Nam tăng trưởng phi mã nhờ đâu?

14:30 | 10/05/2019
Chia sẻ
Được thúc đẩy bởi tầng lớp trung lưu gia tăng nhanh chóng tại Đông Nam Á, ngành du lịch Việt Nam đã chứng kiện một sự tăng trưởng phi thường, nhờ đó các hãng hàng không Việt Nam lần đầu tiên khai thác các chuyến bay trực tiếp đến Mỹ.

Ngành du lịch Việt Nam có thể sánh ngang Trung Quốc?

Theo Financial Times, du lịch hàng không quốc tế tại Việt Nam trong năm ngoái đã phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, du lịch quốc tế từ Việt Nam cũng đã tăng trưởng với tốc độ thường niên 10 - 15% so với vài năm trước đây, theo báo cáo của Euromonitor năm 2017.

Xu hướng này có thể so sánh được với nước láng giềng là Trung Quốc, nơi thu nhập khả dụng tăng cao là một trong những nhân tố chính đằng sau ngành du lịch quốc tế tại đó, theo The Asean Post.

Hàng không giá rẻ lên ngôi

Thông báo của Cục Hàng không Liên bang Mỹ vào tháng 2 cho biết, Cơ quan Hàng không Dân dụng Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn về cấp phép nhân sự, hoạt động và khả năng vận chuyển đã mở ra cánh cửa mới cho ba hãng hàng không Việt Nam (gồm Vietnam Airlines, Vietjet và Bamboo Airways) để thực hiện các chuyến bay thẳng đến Mỹ sớm trong năm nay, từ đó cắt giảm thời gian bay 8 tiếng.

Hai hãng hàng không giá rẻ Vietjet và Bamboo Airways hồi tháng 2 đã kí thỏa thuận hàng không trị giá 20,9 tỉ USD với các công ty Boeing và GE nhằm mua máy bay, động cơ và dịch vụ bảo trì khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đến Hà Nội tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai.

Theo nhiều trang tin tức tại Việt Nam, các đại lí du lịch cho biết họ đã nhận được thêm 20 - 30% lịch đặt chỗ cho các chuyến du lịch nước ngoài vào năm 2018 so với năm 2017.

Tầng lớp trung lưu gia tăng giúp du lịch Việt Nam thăng hoa

"Du lịch nước ngoài tăng lên là kết quả của nền kinh tế phát triển ổn định và tầng lớp trung lưu ngày càng tăng. Thế hệ trẻ muốn khám phá thế giới nên họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để trải nghiệm các điểm đến mới", ông Nguyễn Công Hoan, Phó Tổng giám đốc công ty Hanoi Redtour, cho hay.

Trong khi đó, một báo cáo từ công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor cho thấy du khách Việt Nam đã thực hiện 7,5 triệu chuyến đi nước ngoài trong năm 2017, trong đó Trung Quốc, Campuchia và Thái Lan là những điểm đến hàng đầu.

Bên cạnh du lịch nước ngoài, ngành du lịch trong nước cũng chứng kiến sự gia tăng. Cùng với sự sẵn có của các hãng hàng không giá rẻ như Vietjet, Bamboo Airways và AirAsia là những nhân tố giúp đạt được kết quả trên.

Nhu cầu nội địa mạnh mẽ, sản xuất định hướng xuất khẩu mạnh mẽ đã giúp Việt Nam duy trì đà tăng trưởng ổn định. Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen ước tính lượng người dân thuộc tầng lớp trung lưu tại Việt Nam sẽ đạt 44 triệu vào năm 2020 và 95 triệu vào năm 2030.

Thông qua những cơ hội kinh tế này, tăng trưởng việc làm tiếp tục đi lên, với 1,6 triệu việc làm mới được bổ sung trong lĩnh vực sản xuất trong giai đoạn 2015 - 2018 và 700.000 việc làm mới trong lĩnh vực xây dựng, bán lẻ và khách sạn. Nhờ nhu cầu lao động tăng, mức lương người lao động nhận được cũng tăng theo.

The Asian Post nhận định, các doanh nghiệp bán lẻ và du lịch Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng sự gia tăng của tầng lớp trung lưu, bằng cách đảm bảo đối tượng khách hàng này có thể tiếp cận tất cả kênh liên quan của doanh nghiệp.

Trần Nam Thi