|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Thanh khoản lên 4.000 tỷ đồng, HAG và HNG cùng tăng trần

10:29 | 16/03/2017
Chia sẻ
HAG hôm nay khớp lệnh hơn 23 triệu cổ phiếu và HNG gần 5,8 triệu cổ phiếu. Cả 2 mã này đều dư mua giá trần cuối phiên.

Đóng cửa phiên 16/3, VN-Index tăng 0,25% lên 714,92 điểm. Thanh khoản tăng so với các phiên trước, giá trị giao dịch gần 4.000 tỷ đồng, khối lượng 180 triệu cổ phiếu.

Bên sàn Hà Nội, HNX-Index tăng 0,59% lên 87,97 điểm. Giá trị giao dịch 784 tỷ đồng, khối lượng 55,3 triệu cổ phiếu, cũng tăng so với các phiên trước.

HAG và HNG bất ngờ được mua mạnh và cùng đóng cửa dư mua giá trần. Khối lượng giao dịch HAG lên tới hơn 23 triệu cổ phiếu, trong đó khối ngoại bán ra 2,2 triệu đơn vị. HNG cũng tăng trần, khớp lệnh 5,8 triệu cổ phiếu hôm nay.

Cổ phiếu nhóm VN30 chỉ có 5 mã giảm, là BVH, BID, MSN, FLC và MWG, còn lại có 22 mã tăng và 3 mã đứng giá tham chiếu. Một số mã tăng hơn 1.000 đồng có VNM, SSi, HCM, GMD...

Một số cổ phiếu khác tăng trần hôm nay là SRC, VNH, LDG, HT1...

--------------------

Phiên giao dịch sáng 16/3, thị trường chứng khoán tiếp tục xu hướng đi ngang. VN-Index tăng nhẹ 0,06% lên 713,54 điểm và HNX-Index tăng 0,21% lên 87,64 điểm.

Cổ phiếu của Vietjet tiếp tục giảm giá, xuống còn 117.900 đồng/cổ phiếu. Hôm Qua, VJC giảm tới hơn 6%.

VNM tiếp tục tăng mạnh, sau khi đã tăng 2% hôm qua. Mới đây, Vinamilk đã cho ra mắt trang trại bò sữa organic.

Nhóm VN30 có 21 mã tăng trong khi chỉ có 6 mã giảm. Tuy nhiên, mức tăng các mã vốn hóa lớn chỉ ở mức dưới 1%.

Cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai gây chú ý phiên thứ 2 liên tiếp. HAG tăng 390 đồng và HNG tăng 290 đồng. Khối lượng giao dịch HAG lên tới hơn 8 triệu đơn vị, trong đó khối ngoại bán ra hơn 2 triệu cổ phiếu. HNG khớp lệnh gần 2 triệu cổ phiếu.

Theo nhận định của các công ty chứng khoán, thị trường sẽ tiếp tục xu hướng đi ngang, nhà đầu tư nên giao dịch thận trọng bởi VN-Index đã lên vùng đỉnh 715-720 điểm.

Gia Linh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.