|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tháng nhạy cảm của chứng khoán

08:53 | 14/04/2019
Chia sẻ
Ngày 10-4 năm ngoái, VN-Index lừng lững leo lên mốc 1.200 điểm, cao nhất trong lịch sử hình thành thị trường chứng khoán Việt Nam. Không biết có phải quá nhạy cảm với ngày này, hay đúng hơn là tuần đầu tiên của tháng 4 hàng năm, mà cứ đến tháng 4 là chứng khoán biến động mạnh.
Tháng nhạy cảm của chứng khoán - Ảnh 1.

Từ tháng 4, VN-Index đã bám vào chứng khoán thế giới để lên xuống, mà Dow Jones thì đang trong vùng dao động cao nhất trong lịch sử 26.000-27.000 điểm. Ảnh minh họa Thành Hoa

Thực tế có lẽ sẽ không sai chệch nhiều với tính chu kỳ như vậy. Từ tháng 4, VN-Index đã bám vào chứng khoán thế giới để lên xuống, mà Dow Jones thì đang trong vùng dao động cao nhất trong lịch sử 26.000-27.000 điểm. Hồi Giáng sinh năm rồi, Dow Jones đã khiến giới đầu tư cả thế giới thót tim khi rơi thẳng đứng từ 26.000 điểm về sát 21.500 điểm. Lúc đó, chỉ một tỷ lệ rất nhỏ các nhà đầu tư “dám” lạc quan. Nhưng rồi Dow Jones đã leo một mạch lên gần 27.000 điểm, tức vượt đỉnh cao của chính nó xác lập trước đó cả ngàn điểm. Một sự bất ngờ dễ chịu không có gì “ngọt ngào” hơn!Giới đầu tư thường nghĩ đến tính chu kỳ. Họ cho rằng sau thời điểm các doanh nghiệp niêm yết công bố kết quả kinh doanh quí 1 và tin tức từ đại hội đồng cổ đông qua đi, thị trường sẽ bước vào khoảng trống thông tin vốn dĩ khó khăn để VN-Index đi tiếp lên mức cao hơn.

Liệu lần này Dow Jones có tiệm cận rồi vượt qua 27.000 điểm? Không ai có thể đoán trước dù trên kênh truyền hình CNBC và Bloomberg các chuyên gia liên tục thay đổi ý kiến, những ý kiến đối chọi nhau. Thông tin trái chiều cũng được “tung ra” với tần suất nhanh không kém diễn biến của Dow Jones. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) lần thứ ba hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới từ 3,5% xuống 3,3% cho năm 2019. Bên trời Âu, ngày 9-4-2019, Thủ tướng Anh Theresa May gặp Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp để lùi thời hạn Brexit. Cuối cùng châu Âu chấp nhận lùi Brexit đến tận cuối năm bất chấp cuộc bầu cử của Liên minh châu Âu đang đến gần.

Trong khi tin tức về đàm phán thương mại Mỹ - Trung vẫn đang căng thẳng và sự nhượng bộ của mỗi bên nhằm đạt đến một thỏa thuận được công bố nhỏ giọt, Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu đề cập đến việc khởi động một “cuộc chiến” thương mại với châu Âu khi nhấn mạnh EU đã bảo hộ và hỗ trợ quá nhiều cho hãng sản xuất máy bay Airbus. Không bên nào nói ra nhưng tất cả đều hiểu hãng Boeing đang trong những ngày “kém vui” kể từ khi xảy ra thảm họa của Hãng Hàng không Ethiopia.

Hai ngày đầu tuần này Dow Jones đỏ lửa phần lớn vì sự sụt giá của cổ phiếu Boeing và GE. Không những thế, tình trạng giảm giá kéo dài của hai cổ phiếu trên còn khiến giới đầu tư chứng khoán Mỹ lo ngại về một mùa công bố kết quả kinh doanh quí 1 kém tích cực của cả 30 blue-chips trong rổ Dow Jones.

Ở trong nước, mới có hai “đại gia” công bố con số ước kết quả lợi nhuận trước thuế quí 1 là GAS và Hòa Phát. Lợi nhuận của GAS ước đạt 2.900 tỉ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ, trong khi số ước tính của Hòa Phát thấp hơn cùng kỳ, nhưng đã nằm trong dự đoán.

Cổ phiếu HPG cũng đã phản ánh hết kết quả lợi nhuận vào giá. Những cổ phiếu khác như VHM, VIC, VRE chắc chắn sẽ có kết quả lợi nhuận cao hơn cùng kỳ. Lợi nhuận của MSN ghi nhận bước tăng trưởng mới. Lợi nhuận của SAB, theo thông tin chúng tôi có được, không đến nỗi quá thất vọng, trong khi lợi nhuận của VNM tương đối khả quan.

Tháng nhạy cảm của chứng khoán - Ảnh 2.

Nhìn từ nội lực, VN-Index không có gì phải quan ngại, nhất là một số lĩnh vực đang phục hồi và tăng trưởng ấn tượng như xi măng, dệt may, xuất khẩu thủy sản. Dẫu thế, dòng tiền lớn vẫn cần những câu chuyện riêng của Việt Nam để giải ngân. Với dòng tiền trong nước là các thương vụ M&A mà thị trường đang ngóng trông như GTN, SBT.

Cuộc khảo sát (due diligence) của bên mua nước ngoài tại SBT đã thực hiện xong, chỉ còn đang xử lý một số khoản nợ cuối cùng. Một tập đoàn tài chính quốc tế tên tuổi đã “rót” 40 triệu đô la Mỹ cho các cổ đông tổ chức chủ chốt của SBT và số tiền sẽ còn tăng thêm. Với GTN, việc thâu gom cổ phiếu của bên mua đã gần đến hồi kết và sự hiện diện của họ trong đại hội cổ đông sắp tới là việc tất yếu diễn ra.

Cùng lúc dòng vốn ngoại chờ đợi đợt phát hành 2.500 tỉ đồng cổ phiếu tính theo mệnh giá của tập đoàn Vingroup cho nước ngoài. Trên 25.000 tỉ đồng của nước ngoài đổ vào thị trường thông qua mua cổ phiếu VIC sẽ là động lực để mời gọi những nguồn vốn tổ chức ngoại khác. Khác với năm 2017-2018, VN-Index có thể sẽ có một mùa hè đầy sức hấp dẫn năm nay?


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hải Lý

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.