|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ ngày càng gia tăng

12:06 | 18/01/2019
Chia sẻ
Nếu Trung Quốc muốn xoa dịu cơn giận dữ của Tổng thống Mĩ Donald Trump về vấn đề thặng dư thương mại thì các con số thống kê mới nhất sẽ khó có thể làm hài lòng vị tổng thống này.
the gioi dang danh gia thap anh huong tu sut giam cua trung quoc

Giá trị xuất khẩu của Trung Quốc sang phần còn lại của thế giới, được công bố vào hôm thứ Hai vừa qua, đã bất ngờ giảm, trái ngược với dự báo trước đó.

Tuy nhiên, cán cân thương mại của Trung Quốc đã được bù đắp nhiều hơn bởi sự sụt giảm lớn hơn nữa trong giá trị nhập khẩu của Trung Quốc.

Cụ thể, trước đó, các nhà phân tích đã dự báo mức tăng 5% trong giá trị nhập khẩu của Trung Quốc, tuy nhiên thực tế giá trị nhập khẩu của Trung Quốc hiện đã giảm 7.6%.

Mức chênh lệch giữa giá trị xuất khẩu và nhập khẩu - thặng dư thương mại của Trung Quốc, nguyên nhân chính cho cơn thịnh nộ của tổng thống Mĩ, ngày càng lớn.

Trên thực tế, khi thủ tướng Mĩ Donald Trump càng lên tiếng phàn nàn về việc Trung Quốc xuất khẩu sang thị trường Mĩ nhiều hơn lượng nhập khẩu thì mức độ thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ lại ngày càng gia tăng.

Vào cuối năm ngoái, chênh lệch giá trị xuất – nhập khẩu thương mại dịch vụ Trung - Mĩ đạt 324 Tỉ đô la. Đó là một khoản thặng dư kỷ lục, lớn hơn một phần tư so với trước thời điểm ông Trump lên nắm quyền.

Nguyên nhân chính cho sự giận dữ của tổng thống Donald Trump chủ yếu là việc Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa – dịch vụ sang Mĩ nhiều hơn mức đáng có, trong khi đó chính quyền chủ tịch Tập Cận bình lại sử dụng các biện pháp không công bằng để hạn chế nhập khẩu của Mĩ. Do đó, cuộc chiến thương mại hiện đang diễn biến "ăn miếng trả miếng" và định kỳ bị gián đoạn bởi các cuộc đàm phán.

Nhưng các số liệu lại cho thấy một mối quan tâm sâu sắc hơn ở góc độ khác của cán cân thương mại: nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người Trung Quốc suy giảm đối với cả hàng hóa trong nước và nhập khẩu.

Giá cả thị trường hầu như không gia tăng. Giá trị sản phẩm xuất bán tại cổng nhà máy chỉ tăng 0,9 % so với thống kê gần nhất, mức tăng chậm hơn dự kiến. Đây là một bằng chứng cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang suy giảm với một tốc độ nhanh hơn dự đoán của chính quyền hoặc phần còn lại của thế giới.

Mối lo ngại đó đã khiến thị trường chao đảo vào thứ Hai, tương tự khi Apple tuyên bố nhu cầu sụt giảm từ phía khách hàng đối với các sản phẩm của mình vào năm ngoái hay khi Jaguar Land Rover (JLR) công bố cắt giảm việc làm vào tuần trước, một phần do sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc.

the gioi dang danh gia thap anh huong tu sut giam cua trung quoc

Các quan chức có thẩm quyền nói chung của Trung Quốc đã nhận thức được vấn đề và thực hiện một số biện pháp trước mắt bằng cách kích thích nhu cầu của nền kinh tế.

Một ví dụ cụ thể là vào tuần trước, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc nới lỏng yêu cầu về lượng vốn dự trữ trên mỗi khoản vay mà các ngân hàng thực hiện.

Điều này về mặt lý thuyết, sẽ giải phóng lượng tiền trị giá khoảng 117 Tỉ đô la ( tương đương 91 Tỉ bảng) từ các ngân hàng Trung Quốc để cho vay vào nền kinh tế - nhưng nó chỉ thực hiện được khi doanh nghiệp có nhu cầu đi vay. Và điều đó lại phụ thuộc lớn vào việc khả năng chấp nhận rủi ro của các doanh nghiệp.

Các biện pháp kích thích hơn nữa được dự kiến sẽ tiếp tục diễn ra ​​trong vài tuần tới. Khả năng các chính sách có thể đem lại hiệu quả hay không vẫn là dấu hỏi bị bỏ ngỏ.

Kể từ thời điểm sụp đổ tài chính năm toàn cầu năm 2008, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tìm các duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế nước này thông qua việc mở rộng thị trường cho vay.

Tỉ lệ nợ so với GDP của nền kinh tế Trung Quốc đã tăng vọt, từ mức 140% GDP năm 2007 đến nay đã tiệm cận mức 260% GDP. Chi tiêu cho các dự án cơ sở hạ tầng tăng mạnh, với hàng ngàn dặm đường sắt và hàng chục hệ thống ngầm cùng các sân bay mới được xây dựng.

Nền kinh tế của Trung Quốc đã quen với mức kích thích tín dụng khổng lồ và thường xuyên. Và chính sách trên được kỳ vọng vẫn tiếp tục phát huy lần này.

Minh Trí Việt