|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Tháng 11: Dòng vốn ngoại rút ròng 1.065 tỉ đồng trên HOSE, tự doanh CTCK giao dịch nghìn tỉ VNM và MBB

14:54 | 04/12/2019
Chia sẻ
Thống kê giao dịch trong tháng 11, bộ phận tự doanh CTCK mua vào 2.922 tỉ đồng tuy nhiên đồng thời bán ra 2.877 tỉ đồng khiến giá trị mua ròng còn 45 tỉ đồng, tâm điểm giao dịch VNM và MBB.

Cùng xu hướng với thị trường chứng khoán thế giới, thị trường Việt Nam trong tháng 11 diễn biến kém khởi sắc do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tình hình chính trị thế giới, cụ thể là việc bất ổn chính trị tại Hong Kong leo thang.

Cùng với đó là thông tin chưa rõ ràng về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kí ban hành hai đạo luật với nội dung ủng hộ người biểu tình tại đặc khu hành chính Hong Kong bất chấp sự cực lực phản đối từ chính quyền Bắc Kinh.

Kết quả là, VN-Index đóng cửa phiên cuối tháng 11 tại 970,75 điểm, mất hơn 28 điểm tính từ đầu tháng.

Giao dịch nghìn tỉ VNM và MBB, khối tự doanh mua ròng 45 tỉ đồng tháng 11

Thống kê giao dịch trong tháng 11, bộ phận tự doanh CTCK mua vào 2.922 tỉ đồng tuy nhiên, khối này đồng thời bán ra 2.877 tỉ đồng khiến giá trị mua ròng còn 45 tỉ đồng với khối lượng 9,4 triệu đơn vị.

TD

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Tâm điểm giao dịch của khối tự doanh tháng vừa qua là cổ phiếu VNM khi mã này dẫn đầu chiều mua vào với 316 tỉ đồng nhưng đồng thời bị bán ra 288 tỉ đồng. 

Về những thông tin tiêu cực liên quan đến Vinamilk gần đây, công ty đã có thông cáo khẳng định các nguyên liệu ngoại nhập để sản xuất sữa bột của công ty đều có xuất xứ từ Mỹ, Australia, New Zealand, EU và Nhật Bản; còn sản phẩm sữa tươi được sản xuất 100% từ sữa tươi nguyên liệu.

Tương tự, cổ phiếu MBB dù được khối tự doanh mua vào 288 tỉ đồng nhưng dẫn đầu phía bán ra với giá trị 357 tỉ đồng. Thông tin mới nhất, vốn điều lệ của MBBank đã tăng lên  23.727 tỉ đồng.

Chiều mua vào, bộ phận tự doanh giao dịch tập trung ở một số cổ phiếu TCB (216 tỉ đồng), FPT (214 tỉ đồng) và HPG (212 tỉ đồng). Bên cạnh đó, cổ phiếu MWG ghi nhận giá trị mua 197 tỉ đồng, theo sau là VHM (134 tỉ đồng), EIB và VIC (128 tỉ đồng), ngoài ra còn VPB (120 tỉ đồng).

Ngoài mã MBB và VNM, khối tự doanh còn bán ra chứng chỉ quĩ E1VFVN30 (279 tỉ đồng), kế đến là cổ phiếu HPG (265 tỉ đồng).

Chịu áp lực bán ra từ tự doanh còn có cổ phiếu MWG (122 tỉ đồng), FPT (191 tỉ đồng), VHM (129 tỉ đồng). Hai mã TCB và VRE cũng lần lượt ghi nhận giá trị bán 117 tỉ đồng và 109 tỉ đồng. Duy nhất cổ phiếu REE trong top bán ra tháng 11 đạt giá trị dưới 100 tỉ đồng.

Ngược chiều tự doanh, khối ngoại bán ròng 1.065 tỉ đồng trên HOSE

Về giao dịch của NĐT nước noài, trong tháng 11, khối ngoại bán ròng 947,4 tỉ đồng toàn thị trường cùng khối lượng 608.434 đơn vị.

Thống kê trên sàn HOSE, khối ngoại xả 1.064,7 tỉ đồng với khối lượng 12,3 triệu đơn vị. Trong đó, giao dịch cổ phiếu chiếm phần lớn với giá trị bán ròng đạt 1.247 tỉ đồng, trong khi khối ngoại mua ròng 182 tỉ đồng chứng chỉ quĩ ETF nội.

HOSE THÁNG

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Dẫn đầu Top10 mã được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trong tháng là cổ phiếu VRE (1.021 tỉ dồng). Đây cũng là mã duy nhất ghi nhận giá trị giao dịch ròng trên nghìn tỉ đồng.

Phiên 21/11, thị trường xuất hiện giao dịch thỏa thuận hơn 8,9 triệu cổ phiếu VRE với tổng giá trị 291,8 tỉ đồng. Đáng chú ý, toàn bộ giao dịch đều được thực hiện tại giá sàn 32.700 đồng/cp.

Cùng "họ Vingroup", cổ phiếu VHM cũng được khối ngoại mua ròng 257 tỉ đồng. Tại giao dịch cổ phiếu, khối ngoại còn mua ròng HPG và BID, giá trị tương ứng 140 tỉ đồng và 112 tỉ đồng. Ghi nhận giá trị mua ròng dưới trăm tỉ đồng có mã như HCM (81 tỉ đồng), KBC (61 tỉ đồng), HDG (59 tỉ đồng) và PLX (58 tỉ đồng).

Giao dịch chứng chỉ quĩ ETF nội, mã E1VFVN30 được NĐT nước ngoài mua ròng 198 tỉ đồng.

Chiều ngược lại, dòng vốn ngoại tập trung rút khỏi cổ phiếu VNM (890 tỉ đồng) trong bối cảnh biên lợi nhuận của Vinamilk trong quí cuối năm 2019 chịu áp lực từ giá nguyên liệu bột sữa nguyên kem tăng gần 10% kể từ tháng 7 và hơn 17% tính từ đầu năm.

Bên canh đó, cổ phiếu CTG ghi nhận giao dịch thỏa thuận trị giá 622 tỉ đồng vào đầu tháng 11 đưa mã này vào Top10 cổ phiếu bị bán ròng tháng qua (574 tỉ đồng). Mặt khác, NĐT nước ngoài rút vốn khỏi VIC (427 tỉ đồng), KDH (252 tỉ đồng), MSN (238 tỉ đồng).

Khối ngoại cũng tạp áp lực xả lên cổ phiếu VJC (199 tỉ đồng), theo sau đó là VCB (150 tỉ đồng), SSI (122 tỉ đồng), ngoài ra có NVL (96 tỉ đồng) và SAB (86 tỉ đồng).

Trong khi đó, sàn HNX ghi nhận giá trị mua ròng 120 tỉ đồng tháng 11 vừa qua

Trong tháng vừa qua, NĐT nước ngoài mua ròng 119,7 tỉ đồng trên HNX và khối lượn 16,1 triệu đơn vị. Thống kê cụ thể, giá trị bán ra và mua vào của khối ngoại lần lượt là 153 tỉ đồng và 273 tỉ đồng.

HNX THÁNG

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Nổi bật tại phía mua ròng trên HNX là cổ phiếu NVB với giá trị 175 tỉ đồng. Cùng chiều, dòng vốn ngoại tìm đến SHB (17 tỉ đồng), IDJ (2,9 tỉ đồng), TIG (2,8 tỉ đồng), SHS (2,6 tỉ đồng). Một số mã khác được NĐT nước ngoài mua ròng như HAD, BAX, IDV, TNG và IVS.

Trong khi đó, dòng vốn ngoại rút ròng mạnh nhất khỏi mã PVS (40,5 tỉ đồng), ngoài ra CEO ghi nhận giá trị bán ròng trên 10 tỉ đồng (15 tỉ đồng). 

Bên cạnh đó, khối ngoại bán ròng VCS (9 tỉ đồng), kế đến là NDN (7,8 tỉ đồng), DHT, NTP. Những mã cùng bị khối này bán ròng còn có MAS, PGS và PTI.

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại bán ròng nhẹ, tâm điểm giao dịch QNS và VEA

Trong khi đó, tại thị trường UPCoM, NĐT nước ngoài bán ròng nhẹ 2,4 tỉ đồng với khối lượng 4,4 triệu cổ phiếu. Khối ngoại bán ra 544 tỉ đồng cổ phiếu trong tháng 11, đồng thời mua vào 546 tỉ đồng.

UPCOM THÁNG

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Về giá trị cụ thể, khối ngoại bán ròng chủ yếu cổ phiếu VEA (80,5 tỉ đồng), tiếp đến là BSR (45 tỉ đồng) và STT (10,8 tỉ đồng). Mặt khác, khối ngoại xả dưới 10 tỉ đồng cổ phiếu ACV (8,6 tỉ đồng), MPC (5,8 tỉ đồng) và GVR (4,3 tỉ đồng). Một số mã khác cùng chiều bán ròng như WSB, X26, LPB và RCD.

Trái xu hướng trên, cổ phiếu QNS ghi nhận giá trị mua ròng cao nhất thị trường này (68,7 tỉ đồng). Khối ngoại gom VTP và MCH lần lượt 55,3 tỉ đồng và 34,5 tỉ đồng. Cùng với đó, NĐT nước ngoài tìm đến cổ phiếu BCM (5,3 tỉ đồng), OIL, SIP, KHD, ICC, VNA và LTG.

Ánh Hường