|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Nhà đầu tư cần lưu ý những sự kiện nào khi mua cổ phiếu trong tháng 12?

12:21 | 04/12/2019
Chia sẻ
Theo chứng khoán BSC, những sự kiện như ban hành Luật chứng khoán, Thông tư 22 của NHNN, triển vọng đàm phán thương mại Mỹ - Trung và những vấn đề vĩ mô, cơ cấu ETF là những vấn đề mà nhà đầu tư cần quan tâm trong tháng 12.

Thị trường chứng khoán Việt Nam giảm điểm mạnh trong nửa cuối tháng 11, lấy đi toàn bộ thành quả đạt được trong 6 tháng trước đó. Với những diễn biến khó lường của thị trường, Chứng khoán BSC đưa ra một số sự kiện đáng lưu ý cho nhà đầu tư trong tháng 12.

A2

Trên nền tảng ổn định kinh tế vĩ mô, một số chỉ số đang diễn biến bất lợi và cần theo dõi chặt chẽ

Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khả ổn định, trong đó chỉ số USD giảm 0,13% và giảm 0,58% so với tháng 10; Chỉ số vàng giảm 0,6%; Lượng khách quốc tế 1,8 triệu lượt người cao nhất từ trước đến nay; Tổng kim ngạch XNK tăng 7,8% cùng kì trong đó khu vực trong nước tăng 18.1%; Xuất siêu 9,1 tỉ USD; Doanh thu bán lẻ tăng 12,6% cùng kì.

Một số chỉ số dù vậy đang có diễn biến đáng lo ngại do những ảnh hưởng mang tính khách quan và bên ngoài tác động: (1) Chỉ số CPI tăng 0,96%, mức cao nhất vào tháng 11 của 9 năm gần nhất, chủ yếu từ giá thịt lợn và các thựcphẩm chế biến từ thịt tăng cao. 

Mức CPI bình quân 11 tháng ở mức 2,57%,vẫn là mức an toàn trong kế hoạch 2019 tuy nhiên kiểm soát giá thịt lợn khi nguồn cung hạn chế và nhu cầu tăng cao vào dịp Tết là vấn đề đáng lưu tâm.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 11 ước tính giảm 1,6%so tháng trước và tăng 5,4% so cùng kì. Đây là mức tăng thấp nhất từ đầu năm 2019 do sự sụt giảm của ngành khai khoáng và giảm tốc của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. 

Tính trong 11 tháng, IIP tăng 9,3% so cùng kì, thấp hơn mức tăng 10% cùng kì. Mức sụt giảm chưa quá mạnh nhưng trong bối cảnh Việt Nam thu hút dòng vốn dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc thì chỉ số IIP đi xuống trong nhiều tháng gần đây đang đặt ra lo ngại tác động chiến tranh thương mại đến sản xuất trong nước.

Một loạt các thay đổi luật và chính sách mới được thông qua và ban hành ảnh hưởng đến nền kinh tế và TTCK

Luật chứng khoán sửa đổi đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kì họp thứ 8 và có hiệu lực vào 1/1/2021. Những nội thay đổi sẽ giúp tăng minh bạch thị trường, tạo tiền đề phát triển nhiều sản phẩm mới. Chính phủ có khung pháp lí mở nút thắt tỷ lệ sở hữu nước ngoài.

Bên cạnh đó, dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn mộtcũng được Quốc hội thông qua. Cùng với một số dự án trọng điểm đang triển khai, dự án Long Thành hứa hẹn thu hút vốn trong nước và quốc tế qua đó tạo sức bật mới cho nền kinh tế và qua đó tác động tích cực đến thị trường chứng khoán.

Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư 22, theo đó đưa ra lộ trình để từng bước siết chặt tỉ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn từ năm 2020 đến 2022 giảm từ 40% xuống còn 30%. 

NHNN còn tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%. Áp dụng hệ số rủi ro từ 50% - 150% đối với các khoản cho vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống, trong đó với các khoản vay cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống có dư nợ gốc 3 tỉ đồng trở lên phải chịu hệ số rủi ro cao nhất trong khung. 

Thông tư 22 hướng đến mục tiêu đảm bảo an toàn hơn cho hệ thống dù vậy cũng sẽ dần siết chặt hoạt động của các ngân hàng.

Thông tư 58 của Bộ tài chính quản lí và sử dụng tài khoản Kho bạc nhà nước mở tại NHNN và các NHTM, áp dụng một tài khoản kho bạc duy nhất từ 1/11/2019. 

Thông tư không yêu cầu tất cả các loại tiền của Kho bạc gửi phải kết chuyển hết về đầu mối NHNN ngay lập tức từ 1/11/2019 dù vậy sự dịch chuyển của dòng tiền lớn sẽ tác động nhất định tới hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước.

Kết quả kinh doanh các công ty niêm yết cải thiện dần theo từng quí, mặt bằng giá cổ phiếu đang trở về mức thấp trong năm 2019

Tăng trưởng LNST của các công ty niêm yết trên HOSE và HNX cải thiện dần qua các quý I, II, III lần lượt ở mức 1%, 10% và 13% so cùng kỳ năm 2018. Trong 9 tháng năm 2019, tổng lợi nhuận đạt 181.000 tỉ đồng, tăng 8,7% so cùng kì năm 2018. Trong quy mô phát hành tăng vốn của các công ty niêm yết ở mức 4,7%.

Do vậy, thị trường đang cải thiện được lợi nhuận trên đơn vị cổ phiếu trong 9 tháng năm 2019. Cùng với lợi nhuận cải thiện và sự giảm giá chung trong tháng 11/2019, mức PE của VN-Index đã giảm về mức 15, 92 lần gần sát với mức 15,83 lần vào cuối năm 2018 trong khi HNX-Index ở mức 7,43 lần, thấp hơn so với 8,94 lần cuối năm 2018.

Số liệu phản ánh mặt bằng giá thị trường đang ở vùng thấp trong năm. Với mức cải thiện lợi nhuận đều qua các quí, vùng giá hiện tại đang khá thích hợp cho chiến lược tích lũy dần các cổ phiếu cơ bản, có triển vọng tốt đón đầu xu hướng trở lại của dòng tiền trong vòng ba tháng tới. 

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung khi nút thắt chưa được mở

Khả năng sắp đạt được thỏa thuận thương mại "giai đoạn 1" Mỹ - Trung đang trở lên khó dự báo sau khi ông Trump kí 2 đạo luật ủng hộ người biểu tình ở Hồng Kông. 

Đáp lại, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Mỹ "ý định xấu" và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước này sẽ "có biện pháp đối phó mạnh mẽ" chống lại Mỹ. Chưa biết biện pháp đối phó mạnh mẽ của Trung Quốc với Mỹ như thế nào tuy nhiên với một người khó đoán như Tổng thống Mỹ thì chuyện gì cũng có thể xảy ra khi bị trả đũa.

Mặt khác, mục tiêu hoãn thuế với hàng Trung Quốc trước đây của Mỹ cũng một phần tránh cho mùa mua sắm Giáng sinh không bị ảnh hưởng. Thời hạn áp thuế quan mới đối với hàng hóa Trung Quốc 15/12 cũng phục vụ cho mục tiêu này.

Những khó khăn mới đang phát sinh trong khi thời hạn cho đàm phán chỉ còn hơn hai tuần vẫn là rào cản không dễ vượt qua. Yếu tố khó lường trong cuộcchiến tranh thương mại do vậy vẫn là mối quan tâm chính của thị trường trong tháng 12.

Hoàng Linh