|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Tập đoàn Hưng Thịnh tăng vốn lên gần 1.880 tỉ đồng

20:31 | 10/11/2020
Chia sẻ
Đây là lần thứ ba Hưng Thịnh tăng vốn kể từ năm 2016.

Ngày 2/11 vừa qua, CTCP Tập đoàn Hưng Thịnh đã tăng vốn điều lệ từ 1.279 tỉ đồng lên 1.879 tỉ đồng. Từ năm 2016 đến nay, doanh nghiệp đã có ba lần tăng vốn. 

Cuối tháng 10 vừa qua, Hưng Thịnh Incons công bố kế hoạch chào bán hơn 16,5 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 17.000 đồng/cp.

Trước đó vào ngày 19/4, Hưng Thịnh Invest, thành viên của Hưng Thịnh, cũng vừa tăng vốn từ 10 tỉ đồng lên 1.079 tỉ đồng, qua đó tăng vốn điều lệ từ gần 331 tỉ đồng lên gần 496 tỉ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến vào quí IV/2020 đến quí đầu năm sau.

Tính đến hiện tại, Hưng Thịnh có 5 trụ cột chính, bao gồm: Hưng Thịnh Land (phát triển dự án), Hưng Thịnh Investment (đầu tư phát triển hệ sinh thái), Hưng Thịnh Incons (tổng thầu thi công và xây dựng), Hưng Thịnh Technology (công nghệ cho hệ sinh thái) và hệ thống sàn giao dịch PropertyX.

Tập đoàn Hưng Thịnh tăng vốn lên gần 1.880 tỉ đồng - Ảnh 1.

Hệ sinh thái của Hưng Thịnh (Nguồn: Hưng Thịnh)

Thông qua các công ty thành viên, đặc biệt là Hưng Thịnh Land, Hưng Thịnh ngày càng mở rộng quĩ đất nhằm đáp ứng sự phát triển trong 10 năm tới. Tính đến cuối tháng 6/2020, tổng tài sản của Hưng Thịnh Land vào khoảng 15.940 tỉ đồng.

Hiện nay, Hưng Thịnh Land đang phát triển các dự án: New Galaxy (Dĩ An, Bình Dương), Vung Tau Pearl (TP Vũng Tàu), Grand Center Quy Nhon và Quy Nhon Melody (tại TP Quy Nhơn, Bình Định), Saigon Garden Riverside Village (quận 9, TP HCM),…

Để đáp ứng nguồn vốn phát triển dự án, từ đầu năm đến nay Hưng Thịnh Land đã huy động trên 3.000 tỉ đồng từ trái phiếu. Tổng nợ phải trả của doanh nghiệp vào khoảng 9.870 tỉ đồng, tính đến hết quí II/2020.

Ngoài ra, Hưng Thịnh Incons (Mã: HTN) cũng là tổng thầu của các dự án: Saigon Garden Riverside Village, Quy Nhon Melody, Grand Center Quy Nhon, Ho Tram Complex và New Galaxy,…

Nguyên Ngọc

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.