Tập đoàn Hà Đô liên tục thâu tóm dự án 'khủng' của anh em ông Đặng Thành Tâm
Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Hà Đô (Mã chứng khoán HDG) vừa có nghị quyết thông qua phương án nhận chuyển nhượng 14,26 triệu cổ phần (44% vốn điều lệ) của CTCP Tập đoàn Tân Tạo và CTCP Năng lượng Tân Tạo tại CTCP Năng lượng Agrita Quảng Nam.
Thời gian nhận chuyển nhượng dự kiến vào Quý IV/2017. CTCP Năng lượng Agrita Quảng Nam hiện đang triển khai dự án thuỷ điện Đakmi 2 tại Quảng Nam.
Thi công một nhà máy thuỷ điện cỡ nhỏ.
Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sửa đổi ngày 17/10/2013, CTCP Năng lượng Agrita Quảng Nam được điều chỉnh tăng vốn điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 900 tỷ đồng với các cổ đông là Tổng công ty cơ điện Xây dựng (51%) và 2 thành viên của Tập đoàn Tân Tạo là CTCP Phát triển Năng lượng Tân Tạo (44%) và CTCP Tập đoàn Tân Tạo (5%).
Tập đoàn Tân Tạo được bà Đặng Thị Hoàng Yến (nguyên Đại biểu Quốc hội) sáng lập và điều hành. Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên Tập đoàn Hà Đô mua lại dự án thuỷ điện của nhóm Tân Tạo.
Trong năm 2016, Tập đoàn Hà Đô đã hoàn tất nhận chuyển nhượng 99% vốn góp của CTCP Sông Tranh 4 – đơn vị thực hiện dự án thuỷ điện cùng tên tại xã Quế Lưu, Hiệp Đức, Quảng Nam. Dự án có tổng mức đầu tư 1.600 tỷ đồng, khởi công từ tháng 4/2011, dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2014, công suất lắp máy 48MW, sản lượng điện hàng năm 196 triệu KWh.
Các cổ đông sáng lập của CTCP Thủy điện Sông Tranh 4 là Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (HSX: KBC) của ông Đặng Thành Tâm cùng 2 doanh nghiệp có liên quan là CTCP Năng lượng Sài Gòn – Bình Định và CTCP Thủy điện SGI – Lào (đã giải thể). Cổ đông cuối cùng là CTCP Xây dựng Sài Gòn với đại diện là bà Đặng Thị Hoàng Phượng, em gái của ông Đặng Thành Tâm và cũng là em ruột của bà Đặng Thị Hoàng Yến.
Theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sửa đổi ngày 28/10/2016, CTCP Thủy điện Sông Tranh 4 có vốn điều lệ 270 tỷ đồng. 4 cổ đông kể trên chiếm tỷ lệ vốn góp lần lượt là 19%; 11%; 38% và 32%.
Sản xuất, kinh doanh năng lượng là một mảng phát triển được Hà Đô tập trung phát triển trong vài năm trở lại, đặc biệt trong năm 2016 khi Tập đoàn này nâng tỷ lệ sở hữu tại CTCP Za Hưng từ 37% lên mức chi phối 54%.
Công ty Za Hưng hiện đang vận hành hai nhà máy thủy điện Za Hưng (công suất 30 MW) tại Đông Giang, Quảng Nam và nhà máy Nậm Pông (công suất 30 MW) tại Quỳ Châu, Nghệ An . Cũng tại Nghệ An, ở huyện Quế Phong, Za Hưng đang triển khai dự án lớn nhất của mình: Nhà máy Thủy điện Nhạn Hạc với công suất 59 MW, tổng mức đầu tư 1.881 tỷ đồng, dự kiến phát điện vào quý III/2018.
Trong nửa đầu năm 2017, thuỷ điện mang lại cho Tập đoàn Hà Đô 166 tỷ đồng doanh thu, tăng mạnh từ mức 71,7 tỷ đồng cùng kỳ 2016.
Đáng chú ý, các nhà máy thuỷ điện của Tập đoàn Hà Đô được nhận khá nhiều ưu đãi về thuế. Ví dụ nhà máy thuỷ điện Za Hưng được áp mức thuế nhu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm đầu, trong khi nhà máy thuỷ điện Nậm Pông và Sông Tranh 4 được miễn thuế TNDN trong 4 năm đầu và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo.
Điều ít biết về thương vụ bán dự án khách sạn Hoa Sen của Tập đoàn Kinh Bắc
Chủ mới của dự án Khách sạn Hoa Sen là Công ty CP Đầu tư Mặt Trời Mọc. Theo tìm hiều của PV, hiện công ... |