Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc 'ngỏ ý' làm đường sắt tốc độ cao của Việt Nam
Tập đoàn xây lắp Trung Quốc muốn đầu tư làm metro tại Việt Nam |
Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa (phải) tiếp Phó Chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc Diêu Quế Thanh. |
Theo tin từ Bộ Giao thông vận tải, ngày 18/8, Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa đã có buổi tiếp và làm việc với ông Diêu Quế Thanh, Phó chủ tịch Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC).
Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, các công ty trực thuộc Tập đoàn; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Tại buổi tiếp, Phó chủ tịch CREC Diêu Quế Thanh đã cảm ơn Bộ trưởng thời gian qua đã dành sự quan tâm, chỉ đạo sát sao trong việc triển khai thực hiện Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông, đồng thời cho biết, Tập đoàn rất quan tâm đến những khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ của dự án này.
Ông Diêu Quế Thanh khẳng định Tập đoàn đang chỉ đạo trực tiếp Tập đoàn Cục 6 (Tổng thầu EPC) tìm mọi cách tháo gỡ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Ban Quản lý dự án đường sắt để có các biện pháp thúc đẩy tiến độ.
“Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là các thủ tục pháp lý giữa hai nước để chuyển vốn từ ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank) cho giải ngân, cũng như thực hiện các hạng mục tiếp theo của dự án”, ông Diêu Quế Thanh nói và kiến nghị Bộ Giao thông vận tải Việt Nam quan tâm, hỗ trợ để tháo gỡ vướng mắc này.
Ông Diêu Quế Thanh cũng cho biết, CREC là doanh nghiệp đa phương thức tổng hợp các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công lắp đặt, chế tạo công nghiệp, khai thác bất động sản…Tại thị trường đường sắt Trung Quốc, CREC chiếm 2/3 thị trường xây dựng đường sắt quốc gia, hơn 60% thị trường Metro và đường sắt đô thị.
“Với kinh nghiệm và năng lực của mình, Tập đoàn chúng tôi mong muốn được tham gia các dự án cơ sở hạ tầng giao thông và đường sắt, trong đó có đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị”, ông Diêu Quế Thanh nói.
Bộ trưởng Trương Quang Nghĩa đánh giá cao sự quan tâm của CREC với việc Phó Chủ tịch Tập đoàn cùng lãnh đạo Tập đoàn Cục 6 sang trực tiếp rà soát và bàn biện pháp tháo gỡ, thúc tiến độ dự án.
Bộ trưởng nhấn mạnh, dự án nhanh chóng hoàn thành sẽ là tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng đi vào vận hành, góp phần giảm ùn tắc giao thông đô thị Thủ đô; không những vậy còn khẳng định được uy tín của nhà thầu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia các dự án sau này.
“Bộ Giao thông vận tải đã làm việc với các cơ quan Nhà nước hữu quan để có biện pháp tháo gỡ vướng mắc về thủ tục vay vốn. Nhưng về phía đường sắt Trung Quốc, đề nghị Tập đoàn tích cực làm việc với các cơ quan Nhà nước, China Eximbank để cùng tháo gỡ. Đồng thời trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ Tập đoàn Cục 6 đẩy nhanh tiến độ dự án”, Bộ trưởng đề nghị.
Về khả năng hợp tác trong thời gian tới, Bộ trưởng cho biết, Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải Việt Nam rất hoan nghênh CREC quan tâm, hợp tác đầu tư phát triển hạ tầng đường sắt, nhất là hai tuyến đường sắt có thể kết nối với đường sắt Trung Quốc, từ đó đi cảng Hải Phòng: Tuyến Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng và tuyến Đồng Đăng – Hà Nội – Hải Phòng.
Bộ trưởng đề nghị CREC và các đơn vị trực thuộc làm việc trực tiếp với Cục Đường sắt Việt Nam, Ban QLDA Đường sắt về những vấn đề liên quan đến đầu tư phát triển lĩnh vực đường sắt của Việt Nam trong thời gian tới.
Lộ diện nhà đầu tư ngoại muốn làm đường sắt đô thị Hà Nội Hiện đã có 5 nhà đầu tư trong nước đăng ký đầu tư các dự án xây dựng đường sắt đô thị... |
Đề xuất xây 21 khu đô thị để có tiền làm đường sắt tốc độ cao Để có vốn xây dựng đường sắt tốc độ cao đi qua 21 tỉnh, thành phố, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh cho rằng Chính phủ ... |
Linh hoạt cơ chế phí và giá cho thuê kết cấu hạ tầng đường sắt Sáng 30/5, Quốc hội dành thời gian thảo luận về Dự thảo Luật đường sắt (sửa đổi) sau khi nghe Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học - ... |