Tập đoàn Ấn Độ thương thảo mua cổ phần mỏ Núi Pháo
Tập đoàn quốc doanh chuyên về khai thác mỏ NMDC của Ấn Độ đang bàn thảo kế hoạch mua "lượng lớn cổ phần" của mỏ khoáng sản Núi Pháo, thông qua Công ty Cổ phần Tài nguyên Masan (Masan Resources - mã MSR), tờ The Economic Times (Ấn Độ) hôm 19/2 dẫn lời những nguồn tin thân cận với vụ việc này cho biết.
"Mới đây, một đội ngũ từ NMDC đã đến thăm nhà máy và tổ chức gặp gỡ trao đổi với Masan Resources. NMDC đang quan tâm mua một lượng lớn cổ phần tại mỏ Núi Pháo, khi Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng đang có kế hoạch mua kim loại vonfram từ NMDC. Quyết định sẽ được đưa ra chỉ khi một cuộc thẩm định được tiến hành", nguồn tin này nói.
Đại diện NMDC hiện từ chối bình luận về vụ việc nhưng cho biết đã ký một thỏa thuận về việc không tiết lộ thông tin (NDA) với phía đối tác Việt Nam.
Năm 2016, nhờ sản lượng đạt mức cao kỷ lục, mỏ Núi Pháo đã đem về hơn 4.000 tỷ đồng doanh thu cho Masan Resources, tăng gấp rưỡi so với năm 2015. Tuy vậy, do giá cả hàng hóa suy giảm, lợi nhuận thuần cho cổ đông công ty mẹ theo chuẩn kế toán Việt Nam của doanh nghiệp này giảm 28% so với năm trước khi đạt 110 tỷ đồng.
Mỏ đa kim Núi Pháo có trữ lượng giàu khoáng chất vonfram, nằm ở tỉnh Thái Nguyên. Đây là dự án vonfram mới đầu tiên được nghiệm thu vận hành trong vòng 15 năm trở lại đây. Trữ lượng mỏ vào khoảng 66 triệu tấn.
Vào đầu tháng 12 vừa qua, CTCP Masan (MSN) thông qua công ty con là CTCP Tầm nhìn Masan (MH), đã bỏ ra 2.800 tỷ đồng để mua lại 20,04% cổ phần MSR từ Công ty MRC Ltd. - một quỹ đầu tư được đồng quản lý bởi Tập đoàn Đầu tư Fortress và Moubt Kellett. Hiện tại, MH đang nắm giữ 95,9% cổ phần của MSR.
Theo website của NMDC, tập đoàn này được thành lập năm 1958, thuộc sở hữu hoàn toàn của Chính phủ Ấn Độ. NMDC cũng là nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất của Ấn Độ với sản lượng đạt khoảng 30 triệu tấn quặng sắt. Ngoài, sắt, tập đoàn này cũng sản xuất nhiều loại khoáng chất như quặng đồng, đá photsphat, đá vôi, thạch cao, mangan, kim cương, thiếc, chì... Trong năm tài chính 2015-2016, doanh thu của NMDC đạt hơn 960 triệu USD, còn lợi nhuận ròng đạt hơn 450 triệu USD.
Hiện nay, Ấn Độ chủ yếu nhập khẩu vonfram cho nhu cầu trong nước do chi phí sản xuất kim loại này khá cao. Theo một quan chức cấp cao của Bộ Thép Ấn Độ, hiện không có hoạt động khai thác vonfram từ các vỉa quặng của nước này do hiệu quả kém về mặt kinh tế. Nhu cầu về vonfram của Ấn Độ được đáp ứng bởi tái chế từ phế liệu và nhập khẩu..
20 tỷ USD - Mục tiêu 'viển vông' tiếp theo của Masan?
Mục tiêu “viển vông” trong tương lai của Masan là đạt giá trị 20 tỷ USD, cung cấp “cơm có thịt” với giá chỉ bằng ... |
Thanh tra Masan và Khải Hoàn, các công ty con nào có thể trong 'tầm ngắm'?
Thanh tra Bộ Y tế vừa thông báo sẽ thanh tra toàn diện hai nhà sản xuất nước mắm Masan và Khải Hoàn. Tuy chỉ ... |
Kỳ lạ thương vụ Masan mua lại mỏ Núi Pháo
Ngày 31/10/2016, HĐQT Công ty CP Tập đoàn Masan (mã chứng khoán MSN) đã ra nghị quyết với nhiều nội dung quan trọng liên quan ... |