Tín dụng đổ vào bất động sản giảm từ trên 26% năm 2018 xuống khoảng 12% năm 2020; đến cuối năm 2021, tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản duy trì khoảng 12%.
Tín dụng tính đến cuối tháng 3/2022 đã tăng mạnh 5,1% so với cuối 2021, trong đó dòng vốn cho vay vào lĩnh vực bất động sản chiếm khoảng 18 - 20%. Các chuyên gia cho rằng tăng trưởng tín dụng có thể bị ảnh hưởng bởi việc siết chặt hoạt động trên thị trường TPDN và cho vay bất động sản
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 14% từ đầu năm, tuy nhiên mục tiêu này có thể điều chỉnh vào cuối năm tùy tình hình thực tế.
Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), trong quý đầu năm thị trường tài chính Việt Nam đã chứng kiến nhu cầu tín dụng phục hồi mạnh mẽ, cung tiền tăng cao từ đầu năm, tỷ giá USD/VND ít bị ảnh hưởng bởi các chính sách từ Fed.
Trước chủ trương kiểm soát tăng trưởng tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro của NHNN, nhiều ngân hàng tạm dừng việc giải ngân các khoản vay trong lĩnh vực bất động sản trong ngắn hạn.
Hệ thống ngân hàng đã bơm thêm ra nền kinh tế gần 420.000 tỷ đồng trong ba tháng đầu năm. Tăng trưởng tín dụng được hỗ trợ bởi việc NHNN tiếp tục giữ nguyên lãi suất điều hành.
Trong khi con số tăng trưởng tín dụng cuối tháng 1 được công bố ở mức 2,74%, cao nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây thì cuối tháng 2, con số này lại giảm về 1,82%.
Các chuyên gia của BVSC cho rằng nhu cầu tín dụng đang nhanh chóng phục hồi và tăng trưởng tín dụng cả năm có thể đạt 15%. Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất huy động của các ngân hàng khó giảm trước áp lực lạm phát.
Tăng trưởng tín dụng tăng tích cực trong vài tháng trở lại. Chênh lệch huy động và tín dụng giảm mạnh khiến áp lực huy động vốn của các ngân hàng thương mại tăng mạnh.
Mức tăng trưởng tín dụng tháng 1 vừa qua mạnh nhất trong vòng 10 năm trở lại. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy nền kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ, và tương đồng với cá số liệu vĩ mô tháng 1.
Tín dụng đã tăng tốc trong giai đoạn cuối năm 2021 khi chỉ tính trong tháng 12, các ngân hàng thương mại đã cho vay thêm khoảng 253.000 tỷ đồng, tăng 38% so với tổng mức cấp tín dụng mới trong tháng 11.
Sang năm 2022, các chính sách hỗ trợ từ tài khoá đến tiền tệ sẽ giúp cho các điều kiện kinh doanh được cải thiện, thúc đẩy cung - cầu tín dụng và giảm thiểu rủi ro, hoạt động kinh doanh các ngân hàng nhìn chung sẽ tiếp tục duy trì tích cực.
Theo dự báo của một số công ty chứng khoán, thị trường vẫn tiếp tục giằng co trước ngưỡng kháng cự cứng và có thể tiếp tục diễn biến này cho đến khi một cây nến chỉ hướng xuất hiện.