Ngay sau đề xuất gây “bão dư luận” của Bộ Tài chính về tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với đa số mặt hàng tiêu dùng từ 10% hiện nay lên 12% vào năm 2019 và nhiều loại hàng hoá ưu tiên như nước sạch, thiết bị y tế, giáo dục từ 5% lên 10%, các chuyên gia kinh tế đều phản bác quan điểm và cách lập luận của Bộ này.
Có 2 nguyên nhân dẫn đến giá nhà sẽ tăng mạnh từ đề xuất tăng thuế VAT của Bộ Tài chính. Thứ nhất là giá nhiều loại hàng hóa tăng khiến mặt bằng giá nguyên nhiên vật liệu, nhận thầu thi công, nhân công... tăng lên. Thứ hai, hoạt động chuyển quyền sử dụng đất phải chịu thuế VAT 12% trong khi trước đó không phải chịu thuế.
Nhiều chuyên gia cho rằng, tăng thuế VAT trong hoàn cảnh nào cũng sẽ có nhiều tác động tiêu cực tới cả doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đặc biệt, người có thu nhập thấp sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tăng thuế GTGT từ 10% lên 12%, Việt Nam sẽ trở thành 1 trong 2 quốc gia có thuế suất sắc thuế này cao nhất châu Á - Thái Bình Dương (mức cao nhất ở khu vực này là Philippines với 18%, còn lại từ 10% trở xuống)
"Hiện nay, việc cần thiết là phải kích thích tiêu dùng, tăng tích luỹ của người dân, gia tăng đầu tư... chứ tôi nghĩ không nên tăng thuế vào lúc này. Đây không phải là thời điểm sử dụng công cụ tài chính mạnh, đi ngược lại mục tiêu của Chính phủ".
Theo tính toán của BVSC, tăng thuế VAT thêm 2% từ đầu năm 2019 sẽ giúp thu ngân sách tăng thêm 0,6%, tương đương khoảng 6.000 tỷ đồng. Trong trung và dài hạn việc này nhằm hướng đến một ngân sách bền vững và cân bằng hơn.