Tấm pin mặt trời bị bẩn sẽ gây tổn thất năng lượng lên đến 50%
Tại hội thảo này, các đại biểu đã bàn sâu về những lợi thế, cơ hội và triển vọng để hiện thực hóa chủ trương đưa Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo, đồng thời thu hút đầu tư các dự án điện mặt trời đến năm 2020, tầm nhìn 2030 quy hoạch phát triển với quy mô công suất 10.480 MW.
Với kinh nghiệm trong việc thực hiện dự án TTC Phong Điền - Nhà máy Điện mặt trời đầu tiên tại Việt Nam, đại diện CTCP Điện Gia Lai - Thành viên Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) cho biết, một trong các yếu tố quan trọng trong việc tối đa khả năng hoạt động của nhà máy điện mặt trời là đảm bảo duy trì hiệu suất các tấm pin.
Hội thảo khoa học "Phát triển Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước" chiều 24/5.
Tuy nhiên theo thống kê, trong quá trình vận hành, khi các tấm pin bị bẩn sẽ giảm khả năng hấp thụ bức xạ, từ đó giảm nguồn năng lượng mà các tấm pin tạo ra, gây tổn thất năng lượng có thể lên đến 50%. Điều này sẽ giảm hiệu quả đầu tư của dự án, lâu ngày sẽ làm giảm tuổi thọ của pin. Do đó cách thức và phương án làm sạch tấm pin rất quan trọng để tối ưu hóa hiệu quả của dự án.
Đại diện GEC cho biết, phương pháp này có ưu điểm hơn so với các phương thức truyền thống khác. So với cách thủ công, chỉ với hai Robot và ba công nhân có thể làm sạch lên đến 3 MWp chỉ trong 4,5 giờ, tiết kiệm nước đến 10 lần cho dự án.
Trong quý I/2019, GEC vận hành 16 nhà máy thủy điện và điện mặt trời với tổng công suất 168 MW bao gồm 50% thủy điện và 50% điện mặt trời, so với cùng kỳ năm ngoái hoàn toàn 100% thủy điện.
Hai nhà máy điện mặt trời TTC Phong Điền và TTC Krông Pa đóng góp hơn 41 triệu kWh, chiếm 51% tổng sản lượng điện so với gần 40 triệu kWh được sản xuất ra 14 nhà máy thủy điện.