Tại thị trường trong nước, giá tiêu đầu tuần 13/5 tăng từ 1.000 đồng/kg đến 2.000 đồng/kg
Cập nhật giá tiêu
Giá tiêu trong nước
Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg.
Cụ thể, các tỉnh Gia Lai, Bình Phước và Đồng Nai cùng điều chỉnh giao dịch lên mức 102.000 đồng/kg, tăng 1.000 đồng/kg.
Sau khi tăng 1.500 đồng/kg, thương lái tại Đắk Nông đang thu mua hồ tiêu với giá 102.500 đồng/kg.
Giá hồ tiêu cao nhất hiện tại là 103.000 đồng/kg, được ghi nhận tại Đắk Lắk và Bà Rịa - Vũng Tàu, lần lượt tăng 1.000 đồng/kg và 2.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) |
Giá thu mua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Thay đổi so với hôm qua (Đơn vị: VNĐ/kg) |
Đắk Lắk |
103.000 |
+1.000 |
Gia Lai |
102.000 |
+1.000 |
Đắk Nông |
102.500 |
+1.500 |
Bà Rịa - Vũng Tàu |
103.000 |
+2.000 |
Bình Phước |
102.000 |
+1.000 |
Đồng Nai |
102.000 |
+1.000 |
Giá tiêu thế giới
Theo cập nhật từ Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) vào ngày 10/5 (theo giờ địa phương), giá tiêu đen Lampung (Indonesia), giá tiêu đen Brazil ASTA 570 và giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA duy trì ổn định so với ngày 9/5.
Tên loại |
Bảng giá tiêu đen thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 11/5 |
Ngày 12/5 |
% thay đổi |
|
Tiêu đen Lampung (Indonesia) |
4.902 |
4.902 |
0 |
Tiêu đen Brazil ASTA 570 |
4.900 |
4.900 |
0 |
Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA |
4.900 |
4.900 |
0 |
Cùng thời điểm khảo sát, giá tiêu trắng Muntok và giá tiêu trắng Malaysia ASTA không có điều chỉnh mới.
Tên loại |
Bảng giá tiêu trắng thế giới (ĐVT: USD/tấn) |
||
Ngày 11/5 |
Ngày 12/5 |
% thay đổi |
|
Tiêu trắng Muntok |
6.447 |
6.447 |
0 |
Tiêu trắng Malaysia ASTA |
7.300 |
7.300 |
0 |
Trong những tháng đầu năm 2024, nhập khẩu hạt tiêu của các thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản giảm. Ngược lại, EU, Anh và Trung Quốc tăng nhập khẩu hạt tiêu, đã tác động tích cực lên ngành hạt tiêu nước ta. Bởi đây là các thị trường xuất khẩu hạt tiêu truyền thống và tiềm năng của Việt Nam.
Số liệu thống kê từ Eurostat cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2024, EU nhập khẩu hạt tiêu từ thị trường ngoại khối đạt 37,52 triệu EUR (tương đương 40,1 triệu USD), tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, EU nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt 20,68 triệu EUR (tương đương 22,1 triệu USD), tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2023. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của EU từ thị trường ngoại khối tăng từ 54,88% trong 2 tháng đầu năm 2023 lên 55,12% trong 2 tháng đầu năm 2024.
Theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, trong quý I/2024, Trung Quốc nhập khẩu hạt tiêu đạt 16,54 triệu USD, tăng 128% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam đạt 6,27 triệu USD, tăng 250,2%. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 24,71% trong quý I/2023 lên 37,9% trong quý I/2024.
Nhìn chung, thị trường hạt tiêu thế giới đã xuất hiện tín hiệu tích cực ngay từ đầu năm 2024. Ngoài nhu cầu tiêu thụ tăng thì việc giá hạt tiêu duy trì ở mức cao cũng sẽ tác động tích cực lên ngành hạt tiêu nước ta, Bộ Công Thương Việt Nam đưa tin.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 5/2024 giảm 1,39% lên mức 308,8 yen/kg tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h00 (giờ Việt Nam).
Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 5/2024 duy trì ổn định ở mức 13.845 nhân dân tệ/tấn.
Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu cao su tự nhiên và tổng hợp (bao gồm cả mủ cao su Latex) của nước này trong quý I đạt 1,8 triệu tấn, trị giá 2,8 tỷ USD, giảm 12,1% về lượng và giảm 6,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong đó, nhập khẩu từ Thái Lan, thị trường cung cấp cao su lớn nhất cho Trung Quốc giảm tới 29,6% so với cùng kỳ năm ngoái xuống chỉ còn 588.265 tấn.
Việt Nam là nguồn cung lớn thứ hai với khối lượng đạt 402.669 tấn, giảm nhẹ 3,1%. Tuy nhiên, thị phần của Việt Nam trong tổng nhập khẩu cao su của Trung Quốc vẫn tăng lên mức 22,3% so với 21,2% của năm 2023.
Như vậy, thị phần cao su của Việt Nam tại Trung Quốc đã tăng liên tục trong hơn 10 năm qua, từ mức khiêm tốn 4,7% của năm 2014 lên hơn 22% của hiện tại. Ngược lại, thị phần cao su của Thái Lan tại Trung Quốc trong quãng thời gian kể trên lại thu hẹp đáng kể từ hơn 40% xuống chỉ còn 32,6%.
Ngoài ra, Trung Quốc còn nhập khẩu cao su từ một số thị trường khác trong quý I năm nay như: Malaysia đạt 185.875 tấn, tăng 5,2%; Nga đạt 143.623 tấn, tăng mạnh 39,2%; Bờ Biển Ngà đạt 89.398 tấn, giảm 21,1%…
Trong quý I, giá cao su xuất khẩu bình quân của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1.395 USD/tấn, khá cạnh tranh so với mức giá 1.506 USD/tấn của Thái Lan, 1.497 USD/tấn của Malaysia và 1.510 USD/tấn của Nga.