|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tại sao ngân hàng Silvergate của Mỹ sụp đổ?

20:33 | 13/03/2023
Chia sẻ
Thế giới tài chính đã chứng kiến một cuộc rút lui kinh điển khi Silvergate Capital, ngân hàng chuyên cho vay lĩnh vực tiền mã hoá của Mỹ, tuyên bố sẽ ngừng hoạt động. Sự cố này là một tổn thất lớn với toàn bộ ngành công nghiệp tiền số.

Silvergate Capital trong phần lớn thời gian tồn tại là một ngân hàng khu vực Nam California truyền thống. Tuy nhiên, đến năm 2018, Silvergate đã chuyển hướng sang mảng tiền mã hoá khi nhận ra rằng các công ty tài sản kỹ thuật số non trẻ đang gặp khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ với các ngân hàng chính thống lớn hơn.

Silvergate Capital tự định vị mình như một cầu nối cho những công ty mới này để họ có thể tiếp cận nguồn vốn tốt hơn, theo CNN.

Đương nhiên, quyết định chuyển hướng trở thành ngân hàng cho vay lĩnh vực tiền mã hoá của Silvergate vào thời điểm đó là một động thái kinh doanh khá khôn ngoan. Tuy vậy, thực tế thì Silvergate đã dốc toàn lực vào tiền mã hoá và sau đó bị ảnh hưởng quá lớn bởi các vụ sụp đổ, phá sản của các công ty tiền số trong năm 2022 vừa qua.

Vụ sụp đổ của ngân hàng cho vay tiền điện tử Silvergate Capital có thể ảnh hưởng sâu rộng hơn trong tương lai. (Nguồn: CNN).

Nhà phân tích Max Reyes của Bloomberg viết: “Sau khi đi quá sâu vào thế giới mới của tiền mã hoá, ngân hàng đã tự đặt mình vào rủi ro của kinh doanh ngân hàng trong thế giới cũ, đó là khi triển vọng của ngành này trở nên tồi tệ. Silvergate có rất ít hoạt động kinh doanh khác để dựa vào”.

Cổ phiếu của Silvergate Capital đã giảm 98% so với mức cao nhất vào tháng 11/2021. Trong cùng thời gian, ngành công nghiệp tiền điện tử toàn cầu đã mất 2/3 giá trị, giảm từ mức vốn hóa thị trường 3.000 tỷ USD xuống chỉ còn 1.000 tỷ USD.

Nhìn vào bức tranh lớn

Nếu đang đầu tư vào tiền mã hoá vào thời điểm hiện tại, tất cả các nhà đầu tư về cơ bản đều đang cố vượt qua bóng đen kéo dài của Sam Bankman-Fried – nhà sáng lập và cựu CEO của sàn giao dịch FTX. Sau khi FTX nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào tháng 11 năm ngoái, sự kiện đó đã gây ra một loạt các vụ phá sản và khiến toàn bộ ngành công nghiệp tiền điện tử bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trước đây, những người làm tài chính truyền thống và các cơ quan quản lý coi tiền mã hoá là một thứ gì đó gây phiền toái, thì sự sụp đổ của FTX và các cáo trạng hình sự sau đó đã biến thị trường trở nên tồi tệ hơn, lây lan như phóng xạ. Càng ở gần FTX, nhà đầu tư doanh nghiệp và tư nhân càng có thể gặp nhiều rắc rối hơn.

Ông John Reed Stark, một nhà phê bình tiền mã hoá và là cựu Giám đốc Văn phòng Thực thi Internet của SEC, nói với Wall Street Journal: “Có một câu nói cũ - 'nếu bạn ngủ với chó, bạn thức dậy với bọ chét' - và đó là những gì đã xảy ra với Silvergate Capital”. Ông mô tả sự sụp đổ của Silvergate là một “sự kiện thảm khốc đối với ngành công nghiệp tiền điện tử nói chung”.

Chắc chắn rằng Silvergate không bị cáo buộc có hành vi sai trái liên quan đến mối quan hệ với FTX, nhưng ngân hàng thừa nhận rằng họ đã bị các cơ quan quản lý và Bộ Tư pháp điều tra.

Trong sự sụp đổ của Silvergate, các nhà phân tích có tư tưởng lạc quan chỉ ra một số vấn đề nổi bật là vì mức độ tiếp xúc quá mức của ngân hàng đối với một lĩnh vực đầu tư duy nhất, sự yếu kém trong quản lý rủi ro,… và tránh đề cập tới nguyên nhân là do thị trường tiền điện tử biến động.

Ông Marcus Sotiriou, nhà phân tích tại công ty môi giới tài sản kỹ thuật số GlobalBlock cho biết: “Sự sụp đổ của Silvergate không phải là vấn đề về tiền mã hoá. “Sự sụp đổ của Silvergate là do… không có đủ tiền mặt, dẫn đến việc ngân hàng thiếu vốn”.

Dĩ nhiên, Silvergate nên đa dạng hóa hơn là đặt tất cả trứng của mình vào giỏ tiền mã hoá, vốn được mọi người hiểu là một giỏ đầy gai và dễ bị biến động dữ dội.

Tuy nhiên, có một lý do khiến những gã khổng lồ tiền mã hoá đổ xô đến Silvergate và kết quả là sự sụp đổ của chính ngân hàng. Trên thực tế, các ngân hàng khác được quản lý tốt hơn đã không phải đối mặt với nguy cơ tương tự.

Lập luận “đừng đổ lỗi cho tiền mã hoá” đã được đưa ra hàng nghìn lần từ những người ủng hộ. Khi FTX phá sản, đó không phải là lỗi của tiền mã hoá hay là một trò gian lận kiểu cũ, một vụ lừa đảo.

Đó cũng là câu chuyện gần một năm trước, khi vụ sụp đổ Terra/Luna vào mùa xuân năm ngoái đã quét sạch hàng tỷ USD chỉ sau một đêm - đừng đổ lỗi cho tiền điện tử hay những stablecoin có thuật toán độc hại.

Cũng tương tự, khi Celsius, Voyager và Three Arrows đều thất bại trong “mùa đông tiền điện tử” năm 2022 – sẽ luôn có những “kẻ liều lĩnh” lợi dụng kẽ hở pháp lý và trục lợi từ nhà đầu tư.

Thu Phương

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.