|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Tại sao chiến tranh thương mại Mỹ - Trung sẽ sớm kết thúc?

15:27 | 30/11/2018
Chia sẻ
Cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires tuần này được xem như một khoảnh khắc quyết định sống còn tới nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu. Dù cuộc gặp gỡ không đưa đến bất cứ thỏa thuận nào, vẫn có ít nhất 4 lý do để cuộc Chiến tranh thương mại ngừng leo thang.
tai sao chien tranh thuong mai my trung se som ket thuc Để tận dụng được cơ hội của chiến tranh thương mại

Đầu tiên, đó là sự thay đổi chính sách gần đây của Mỹ ...

... từ việc tập trung giải quyết vấn đề việc làm trong nội bộ nền kinh tế sang mục tiêu “bài ngoại” bao gồm ngăn chặn Trung Quốc phát triển thành một cường quốc công nghệ thách thức quyền bá chủ toàn cầu của Mỹ. Đến thời điểm hiện tại, Tập Cận Bình hiểu rõ ông đang đối mặt với một thế hệ đấu tranh để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc và tất nhiên chủ tịch Tập Cận Bình đơn giản là không thể chấp nhận thất bại ngay trong cuộc giao tranh đầu tiên, mở đầu cho cuộc Chiến tranh lạnh 2.0.

Có thể nói, Tập Cận Bình có đủ công cụ chính sách để đảm bảo nền kinh tế Trung Quốc sẽ không bị thiệt hại quá nghiêm trọng từ việc áp thuế của Mỹ. Ở một mức độ nào đó, khi áp lực thuế gia tăng làm giảm xuất khẩu của Trung Quốc, chính phủ cũng như ngân hàng trung ương có thể bù đắp sự thâm hụt bằng những động thái kích thích nền cầu tiêu dùng trong nước.

Sự suy giảm của nền kinh tế Trung Quốc năm nay chủ yếu xuất phát từ các quyết định thận trọng nhằm hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính của hệ thống ngân hàng, cắt giảm vay nợ của các địa phương, ngăn chặn đầu tư quá mức vào cơ sở hạ tầng và thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm giảm bong bóng bất động sản. Tất cả các chính sách thắt lưng buộc bụng này có thể dễ dàng thay đổi hoặc đảo ngược.

Những nghi ngờ về sự sẵn sàng của chính phủ Trung Quốc để thay đổi chính sách kinh tế từ thắt chặt sang nới lỏng đã bị xua tan trong vài tuần qua. Các tuyên bố khá rõ ràng được các nhà hoạch định chính sách đưa ra dưới sự chỉ đạo của Tập Cận Bình đã cho thấy, Trung Quốc không cho phép bất cứ sự suy giảm nào của nền kinh tế trong năm tới, kể cả nếu phải chấp nhận lượng thâm hụt ngân sách lớn hoặc làm chậm quá trình giảm nợ của hệ thống ngân hàng và thắt chặt tiền tệ.

Việc thay đổi chính sách này đã được dự báo từ trước. Các chính phủ tham chiến không lo ngại về tỷ lệ nợ trên GDP hay bảng cân đối ngân sách của ngân hàng.

Thứ hai, khi khả năng và sự chuẩn bị của Tập Cận Bình để bảo vệ nền kinh tế Trung Quốc trở nên rõ ràng, các tính toán chính trị của Trump phải thay đổi.

Nếu Trump muốn thu về chiến thắng lớn trong cuộc chiến thương mại để làm đòn bẩy cho chiến dịch tranh cử vào năm 2020, khả năng cao ông sẽ đưa ra một thỏa thuận nhanh chóng bởi vì trong giai đoạn tiếp theo của chiến tranh thương mại – khi thuế suất tăng từ 10% lên 25% và có thể lan rộng ra tất cả các hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ Trung Quốc, Donald Trump sẽ không nhận được nhiều sự ủng hộ của cư tri và gây ra thiệt hại cho triển vọng kinh tế của Mỹ lớn hơn so với cuộc chiến tranh giả hiện tại.

Rủi ro chính của nền kinh tế Mỹ không phải đến từ việc Trung Quốc trả đũa lên các sản phẩm nông sản hay các tập đoàn đa quốc gia, điều này có thể có hoặc không xảy ra, nhưng chính từ tác động của chính sách thuế quan theo lý thuyết kinh tế học Keynes. Tổng thống Trump tin rằng thuế quan của Mỹ sẽ đóng vai trò như một khoản thuế đối với các nhà xuất khẩu Trung Quốc, trong khi có thể tạo ra việc làm cho người dân Mỹ, điều này có giá trị trong giai đoạn suy thoái và thất nghiệp hàng loại.

Nhưng với nền kinh tế đang sử dụng tối ưu nguồn lao động như hiện nay, sẽ không còn dư địa trong ngành sản xuất nội địa để có thể thay thế cho các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Nghịch lý là khu vực chịu thuế suất nhiều nhất lại là người tiêu dùng và các nhà nhập khẩu, từ đó đẩy lạm phát và lãi suất của Mỹ lên cao hơn mà không tác động hiệu quả vào hoạt động kinh tế và việc làm của Trung Quốc.

Thứ ba, các cuộc đàm phán mang tính địa chính trị trước đây của Mỹ có những tiền lệ rõ ràng cho việc ngừng bắn sớm.

Trong tất cả các cuộc đối đầu ngoại giao lớn của Trump – như vũ khí hạn nhân của Bắc Triều Tiên, bức tường biên giới Mexico và sửa đổi Hiệp định tư do Bắc Mỹ - cho thấy cách thức leo thang truyền thông cực kỳ mạnh mẽ, đến thời điểm gần xảy ra cuộc chiến thì bất ngờ thương lượng một cuộc rút lui chiến thuật. Trường hợp gần đây nhất là việc nới lỏng các biện pháp trừng phạt Iran nhằm đảo ngược việc giá dầu tăng trên 80 USD/thùng.

Phong cách đàm phán của Donald Trump như đề cập ở trên đã mang lại thành công ngoạn mục cho không chỉ cá nhân ông Trump mà cả lợi ích quốc gia Mỹ. Nó giúp ông triệu hồi những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan bằng cách hành động thái quá hơn bất kỳ vị tổng thống nào trước đây nhằm “Làm nước Mỹ vĩ đại” trong khi ngăn chặn bất kỳ giao tranh quân sự hoặc rủi ro kinh tế nào có thể đòi hỏi phí tổn lớn và các lá phiếu của cử tri Mỹ.

Một thỏa thuận tại Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ phù hợp với giả thuyết này. Nhưng khả năng sẽ có một sự đổ vỡ ở Buenos Aires, tiếp theo đó là việc gia tăng thuế quan lên các mặt hàng Trung Quốc, sau vài tháng hoặc vài tuần, một hội nghị thượng đỉnh giữa Trump và Tập Cận Bình sẽ diễn ra như một cuộc rút lui vĩ đại. Diễn biến tương tự như tình hình chiến sự năm 1940 khi Anh rút lui thành công khỏi Dunkirk và gọi đó là chiến thắng vĩ đại.

Cuối cùng, thực tế là việc Tập Cận Bình không chấp nhận thua trong trận giao tranh đầu tiên của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không có nghĩa là Trump sẽ nhún nhường. Một kết quả hòa hoặc ngừng giao chiến sẽ là kịch bản hoàn hảo cho cả Trung và Mỹ. Trump sẽ nhận được danh tiếng vẻ vang với một số thỏa thuận nhượng bộ, ví dụ như quy mô mất cân bằng thương mại, luật sở hữu trí tuệ, tiếp tục mở cửa cho các tập đoàn và định chế tài chính Mỹ ...

Thực tế, Trung Quốc đã đồng ý đáp ứng khoảng 40% trên tổng số 142 hợp đồng thương mại đầu năm nay và có thể đàm phán thêm 40% nữa. Vẫn còn khoảng 20% liên quan đến các khoản trợ cấp cho ngành công nghiệp và công nghệ không thể thương lượng được với Trung Quốc. Tất nhiên, 20% này bao gồm các chính sách mà chủ nghĩa “bài ngoại” phản đối, bởi vì nó có thể cho phép Trung Quốc thách thức quyền bá chủ thế giới của Mỹ vào nửa cuối của thế kỷ.

Nhưng liệu Trump có quan tâm tới điều gì xảy ra vào năm 2050? Giả sử tổng thống Donald Trump chỉ quan tâm đến cuộc bầu cử năm 2020, cuộc đối đầu của ông sẽ kết thúc từ trước đó quá lâu.

Xem thêm

Minh Trí Việt