|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Sửa thuế chứng khoán, cần sửa những bất cập thị trường

18:18 | 09/01/2018
Chia sẻ
Bộ Tài chính vừa có tờ trình Chính phủ một số quan điểm trong việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Thuế tài nguyên và Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Liên quan đến thị trường chứng khoán (TTCK), Bộ Tài chính đề xuất đổi mới cách thu đối với hoạt động chuyển nhượng vốn.
sua thue chung khoan can sua nhung bat cap thi truong Ông Lê Hải Trà: Thị trường chứng khoán Việt Nam 2018 sẽ thăng hoa
sua thue chung khoan can sua nhung bat cap thi truong Quy chế mới về margin sẽ không đánh đồng các công ty vi phạm thuế
sua thue chung khoan can sua nhung bat cap thi truong Bổ sung quy định về chuyển niêm yết từ HNX sang HOSE và ngược lại

Chuyển nhượng vốn dự kiến chịu thuế suất 2% doanh thu

Theo quy định hiện hành thì: “Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần...

Thu nhập từ chuyển nhượng vốn nộp thuế theo mức thuế suất 20%, thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán nộp thuế theo mức thuế suất 0,1%... Các cá nhân không cư trú nộp thuế với thuế suất 0,1% trên số tiền mà cá nhân không cư trú nhận được từ việc chuyển nhượng phần vốn”.

Bộ Tài chính cho biết, trong thực tế hoạt động chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch rất khó kiểm soát giá chuyển nhượng và chi phí liên quan. Đại đa số trường hợp cá nhân chuyển nhượng vốn đều khai chênh lệch bằng 0, dẫn đến thất thu thuế.

Có trường hợp doanh nghiệp chuyển nhượng chứng khoán chưa niêm yết hoặc đăng ký giao dịch tại Sở GDCK đã lách thuế bằng cách chuyển nhượng lòng vòng qua cá nhân với chênh lệch bằng 0 để không phải nộp thuế, cá nhân khi chuyển nhượng cho đối tượng khác lại chỉ phải nộp thuế 0,1% trên giá chuyển nhượng.

Trong lần sửa Luật này, Bộ Tài chính dự kiến, không chỉ tổ chức nước ngoài sẽ chịu thuế suất 2% trên doanh thu, Bộ Tài chính trình Chính phủ cho sửa đổi quy định mức thuế suất đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn của cá nhân (cư trú và không cư trú) và từ chuyển nhượng chứng khoán chưa niêm yết hoặc chưa đăng ký giao dịch tại Sở GDCK ở mức 2% trên giá chuyển nhượng. Mức thuế suất 0,1% chỉ áp dụng đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán niêm yết hoặc đăng ký giao dịch tại Sở GDCK.

Những bất cập từ thị trường chờ chính sách sửa đổi

Trước đó, trong cuộc tọa đàm cuối năm 2017 về TTCK, nhiều tổ chức tài chính trung gian đã nêu lên những bất cập về chính sách thuế hiện nay. Chẳng hạn, với loại hình quỹ đầu tư chỉ số ETF, SSIAM cho rằng, hiện nhà đầu tư nội đang phải chịu 2 lần phí, 2 lần thuế khi đầu tư công cụ này.

Nhà đầu tư tổ chức phải trả phí chuyển quyền sở hữu tại Trung tâm Lưu ký 2 lần, một lần khi nhà đầu tư hoán đổi rổ chứng khoán cơ cấu lấy chứng chỉ quỹ ETF sơ cấp và một lần khi thực hiện hoán đổi chứng chỉ quỹ ETF lấy rổ chứng khoán cơ cấu, phí mỗi lần là 0,05% giá trị hoán đổi.

sua thue chung khoan can sua nhung bat cap thi truong

Nhà đầu tư cá nhân cũng phải chịu 2 lần thuế khi thực hiện hoán đổi danh mục chứng khoán cơ cấu lấy lô chứng chỉ quỹ ETF và hoán đổi lô chứng chỉ quỹ ETF lấy danh mục chứng khoán cơ cấu đều bị đánh thuế với mức thuế 0,1% tổng giá trị của chứng khoán cơ cấu hoặc 0,1% giá trị chứng chỉ quỹ. SSIAM kiến nghị, các mức phí chuyển quyền sở hữu và thuế (với nhà đầu tư cá nhân) chỉ nên áp dụng 1 lần khi nhà đầu tư bán chứng chỉ quỹ ETF.

Góp ý từ CTCK MB (MBS) cho biết, đầu tư chứng khoán phái sinh đang phải chịu thuế thu chưa đúng bản chất dòng thu nhập. Cụ thể, cách tính thuế hiện nay áp dụng được tính trên giá của hợp đồng tương lai, trong khi đây không phải là thu nhập phát sinh từ giao dịch chứng khoán phái sinh. MBS cho rằng, Bộ Tài chính cần sửa lại chính sách thuế cho phù hợp, mà cụ thể là tính thuế trên giá trị lãi của lệnh đóng vị thế.

CTCK Maybank Kim Eng (MBKE) thì cho rằng, với cách tính thuế hiện nay, nếu nhà đầu tư bán cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ phải chịu thuế cao gấp 3. Cụ thể, hiện nhà đầu tư cá nhân bị tính thuế đầu tư vốn 5% trên giá trị cổ tức bằng tiền mặt. Ví dụ, cổ phiếu A có giá 20.000 đồng và ngày 8/1/2017 là ngày giao dịch không hưởng quyền chia cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 10% từ doanh nghiệp.

Tiền cổ tức thực nhận (sau khi trừ thuế đầu tư vốn 5%) trên mỗi cổ phần là 950 đồng/cổ phần. Giả sử phí giao dịch đang áp dụng là 0,3%. Nếu nhà đầu tư bán ngày 7/1/2017, giá cổ phiếu là 20.000 đồng, trừ phí giao dịch 0,3% (60 đồng), thuế thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là 0,1%, số tiền nhà đầu tư nhận về là 19.920 đồng. Như vậy, tổng số thuế phải trả là 20 đồng.

Trường hợp bán cổ phiếu đúng ngày không hưởng quyền (ngày 8/1/2017), giá bán sẽ bị điều chỉnh giảm theo giá trị cổ tức được nhận, chỉ còn 19.000 đồng. Phí giao dịch vẫn là 0,3% (57 đồng), thuế thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán 0,1% (19 đồng).

Sau đó, nhà đầu tư được nhận cổ tức 1.000 đồng, khoản thu nhập này chịu thuế đầu tư vốn 5% (50 đồng). Như vậy, tổng số tiền được nhận sau khi trừ phí và 2 loại thuế là 19.874 đồng. Tổng 2 loại thuế nhà đầu tư phải trả là 69 đồng, cao gấp hơn 3 lần số thuế phải nộp nếu bán trước ngày giao dịch không hưởng quyền.

Việc Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ việc sửa chính sách thuế là một chuyển động tích cực cho kỳ vọng chính sách mới sẽ chuẩn mực và khoa học hơn. Tuy nhiên, những bất cập cụ thể trên TTCK rất cần được nhà quản lý xem xét, sửa đổi trong lần soạn thảo quy định mới.

Vi Hồng Lĩnh