Sữa học đường: Làm thế nào để đảm bảo sân chơi công bằng cho doanh nghiệp?
Sản lượng sữa tươi nguyên liệu của các 'ông lớn' chỉ đáp ứng 35% nhu cầu thị trường |
Không nên quy định "cứng"
Cũng theo Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam, chưa có quốc gia nào trên thế giới quy định một loại sữa riêng cho chương trình sữa học đường. Hầu như, các nước trên thế giới chỉ xây dựng chỉ tiêu dinh dưỡng cho từng độ tuổi, các nhà sản xuất và căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu này để xác định các sản phẩm phù hợp. Cụ thể ở đây là lứa tuổi mầm non hay tiểu học.
Chương trình Sữa học đường có mục đích cải thiện tình trạng dinh dưỡng và nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học trên địa bàn TP.Hà Nội. Ảnh minh họa |
Chính vì vậy, Hiệp hội sữa Việt Nam đã khuyến nghị chỉ nên xây dựng một tiêu chuẩn chung về mặt dinh dưỡng cho lứa tuổi hưởng thủ chứ không phân biệt loại sữa để nhằm đảm bảo sân chơi công bằng và lành mạnh cho các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường.
Ông Trần Quang Trung cho hay, việc ban hành quy chuẩn với sản phẩm sữa tươi sẽ dẫn đến việc hạn chế sự lựa chọn các loại sữa khác trong khi nhiều sản phẩm sữa trên thị trường hiện nay vẫn có thể đáp ứng mục tiêu dinh dưỡng của Chương trình sữa học đường.
Việc quy định "cứng" sẽ tạo rào cản tham gia của nhiều doanh nghiệp, cụ thể như chỉ có các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp sản phẩm sữa tươi mới có thể tham gia chương trình còn các doanh nghiệp sản xuất, cung cấp sản phẩm sữa khác thì không được tham gia chương trình.
Trên thực tế, vị Chủ tịch Hiệp hội sữa này cũng nêu dẫn chứng, trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp cũng đã tham gia vào chương trình sữa học đường giúp nhiều trẻ em Việt Nam có cơ hội tiếp cận nguồn sữa giá trị như: Vinamilk, TH Milk, Nutifood, Mộc Châu, Nestle...
Băn khoăn loại sữa?
Theo ông Tống Xuân Chinh - Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chương trình sữa học đường có số lượng học sinh được thụ hưởng là 11 triệu em. Vì vậy, nếu tính một phép tính đơn giản trên định mức 220ml sữa/ngày và uống 260 ngày/năm thì số lượng sữa cần đến là 500 ngàn tấn.
Theo số liệu của năm 2015 thì, tổng sản lượng sữa tiêu nguyên liệu của Việt Nam là 700 ngàn tấn. Như vậy, nguồn sữa nguyên liệu sản xuất hiện nay có khả năng đáp ứng nhu cầu của Chương trình sữa học đường.
Nói về quy chuẩn cho sữa tham gia Chương trình sữa học đường, ông Chinh cho rằng, nên sử dụng nguyên liệu 100% sữa bò tươi nguyên liệu. Có thể là sữa thanh trùng hay tiệt trùng để tùy từng điều kiện của địa phương, nhà trường lựa chọn. Đồng thời, cần xây dựng tiêu chuẩn sữa uống, nhãn sữa thống nhất trên toàn quốc áp dụng cho chương trình sữa học đường.
Tuy nhiên, trái quan điểm với ông Chinh, đại diện doanh nghiệp Vinasoy cho rằng, Chương trình sữa học đường nên dùng sữa đậu nành chứ không nên dùng sữa bò. Bởi, sữa đậu nành có giá thành thấp hơn so với sữa bò, tạo điều kiện mở rộng phạm vi dự án, tăng số lượng trẻ thụ hưởng.
Xem thêm |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/