|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

\"Sự thất bại của TPP có thể là bước ngoặt của kinh tế thế giới\"

15:22 | 25/11/2016
Chia sẻ
Đó quan điểm trong phát biểu của Giáo sư Kazumasa, Chủ tịch Quỹ Giao lưu Kinh tế quốc tế Nhật Bản tại khai mạc Diễn dàn Châu Á - Thái Bình Dương năm 2016 được tổ chức mới đây tại Hà Nội.
su that bai cua tpp co the la buoc ngoat cua kinh te the gioi
TPP không thông qua có thể là bước ngoặt của kinh tế thế giới. (Ảnh: Trí thức trẻ).

Toàn cầu hóa có đi đến hồi kết?

Ngay thời điểm hiện tại, TPP có chiều hướng không được thông qua ở Mỹ, Tổng thống mới đắc cử Donald Trump có những tuyên bố chống lại tự do hóa thương mại. Câu hỏi được các học giả, chuyên gia kinh tế đưa ra trong Diễn đàn châu Á - Thái Bình Dương năm 2016, liệu đã đến hồi kết của toàn cầu hóa.

Giáo Yukiko Fukagawa, Đại học Waseda, Nhật Bản dẫn chứng, thương mại toàn cầu đang giảm 12,7% theo giá danh nghĩa và chỉ tăng 1,3% tính theo số lượng thực tế. Bối cảnh hiện tại, cầu đầu tư đang yếu hơn, giá hàng hóa phục hồi chậm, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng.

GS Simon Sc Tay, chủ tịch Viện Nghiên cứu Ngoại giao Singapore cho rằng: "Điều tệ hại nhất là chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai. Mỹ rút khỏi TPP, chúng ta phải tự hành động và chỉ có thể đoán được những điều ông Trump nói sẽ gây hại cho toàn cầu hóa như thế nào".

Chia sẻ về tương lai của các hiệp định thương mại tự do, ông P. Ravidran Palaniappan, Giám đốc cấp cao, Bộ Thương mại và Công nghiệp, Malaysia cho biết không quá bi quan về các hiệp định thương mại tự do, trong đó có RCEP. Dù vậy, ông này lo ngại về mô hình để có thể giảm thuế quan. Đặc biệt, nếu Trung Quốc đòi giảm 100% thuế quan theo ông là điều không thể.

Chuyên gia đến từ Nhật Bản cung cấp thông tin, nước này nỗ lực thúc đẩy hiệp định thương mại tự do TPP và cả RCEP. Tuy nhiên, chính sách bảo hộ vẫn được nước này thực hiện.

Theo đó, Giáo sư Yunling Zhang, Giám đốc Học viện Nghiên cứu quốc tế và kinh tế xã hội Trung Quốc rằng, toàn cầu hóa là xu hướng chính và sẽ còn tiếp diễn, nhưng với những đặc điểm mới.

Và khi đó, thương mại thế giới sẽ chuyển dịch như thế nào, nước nào sẽ dẫn dắt thương mại toàn cầu là câu hỏi nóng tiếp theo tại diễn đàn.

Vai trò lãnh đạo thương mại 'đổi ngôi'

Trả lời câu hỏi người lãnh đạo tương lai có phải là Trung Quốc, giáo sư Yukiko Fukagawa cho rằng: "Không có khả năng Mỹ, Nhật Bản và EU công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường, bởi chủ nghĩa bảo hộ sản xuất nội địa và xuất khẩu đang là thách thức của nước này".

Bất chấp những thách thức, Trung Quốc đang thể hiện cố gắng đổi ngôi với hàng loạt các hiệp định tự do thương mại mà nước này nắm vai trò quan trọng như RCEP, liên kết kinh tế khu vực Đông Âu, đối tác song phương với các nền kinh tế lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc. Đặc biệt, nước này sáng lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) nhằm tạo tầm ảnh hưởng với các nước đang phát triển khác.

Bình luận về bước tiến của Trung Quốc trong quá trình tạo ảnh hưởng kinh tế toàn cầu, giáo sư Yunling Zhang, Giám đốc Học viện Nghiên cứu quốc tế và kinh tế xã hội Trung Quốc cho biết, hiện nay, Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy các hiệp định đầu tư, đưa ra những thương thảo cơ bản liên quan đến đầu tư toàn cầu. Theo ông, việc hiện thực có hóa hiệp định đó là một phần giúp tạo động lực tăng trưởng của nước này.

Trước đề xuất việc liệu Trung Quốc có thể thay thế vai trò của Mỹ trong TPP, GS Simon Sc Tay, Singapore thẳng thắn bày tỏ: "Nhiều người cho rằng Trung Quốc không thể lãnh đạo TPP được. Vai trào lãnh đạo thương mại toàn khu vực có thể trao cho Nhật. Trước đây Nhật bản cũng đã hỗ trợ rất nhiều về cơ sở hạ tầng rồi. Nếu châu Á có thể đi một mình mà không có Mỹ thì đó là một cách".

Ngay trong RCEP, một hiệp định mà Trung Quốc đang đóng vai trò quan trọng cùng với cộng đồng ASEAN, GS Simon Sc Tay cũng cho rằng ASEAN nên là người đưa ra luật lệ chứ không phải Trung Quốc.

TS Võ Trí Thành cũng cho rằng, lãnh đạo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương không ai khác ngoài chính tất cả các nước trong khu vực này, không chỉ một mình Trung Quốc.

Giáo sư người Nhật, Yukiko Fukagawa cung cấp thêm, chính sự phản ứng của Trung Quốc đối với các cơ chế WTO đang đe dọa vai trò, vị thế dắt dắt toàn cầu của Trung Quốc.

Tuy vậy, các chuyên gia đồng thuận kinh tế thế giới đang có nhiều chuyển dịch. Chủ nghĩa bảo hộ đang có chiều hướng quay trở lại tuy nhiên không thể thay đổi được thực tế toàn cầu hóa vấn diễn ra theo quy luật, như giáo sư Kazumasa đã bày tỏ.

"Việc TPP có khả năng không được thông qua tại Mỹ, đây có thể là bước ngoặt của kinh tế thế giới, nơi cái cũ và cái mới đan xen nhau, đấu tranh nhau và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ thúc đẩy sự liên kết ngày càng lớn khi tư duy nhân tạo được vận dụng tối đa", ông Kazumasa nói.

Với riêng Việt Nam, TS Võ Trí Thành cho biết: "Trung Quốc là một trong những thị trường có quan hệ thương mại lớn số 1, còn Mỹ là nhà đầu tư đứng thứ 7. Đây là lợi ích, cơ hội và cả thách thức, do đó trong bất kỳ trường hợp nào chúng ta cũng cần ủng hộ, dù thích hay không thích thì cũng phải hội nhập và cải cách".

Thái Hoàng

Liên tục tăng trưởng, FDI có trở thành 'cứu cánh' cho nền kinh tế năm nay?
Trong tháng 4, lượng vốn FDI và số dự án đầu tư mới đạt mức cao nhất kể từ đầu năm. Xu hướng tích cực của dòng vốn FDI được kỳ vọng sẽ trở thành động lực quan trọng cho tăng trưởng, "cứu cánh" cho nền kinh tế trong bối cảnh đầu tư công chậm lại và đầu tư tư nhân vẫn ở mức rất thấp.