|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Sự kiện thị trường ngoại hối tuần tới (14/1 - 18/1): Chính sách của Fed ảnh hưởng suốt tuần

19:49 | 13/01/2019
Chia sẻ
Thị trường ngoại hối tuần tới sẽ tập trung vào thông tin được công bố vào thứ Ba (15/1) về lạm phát Mỹ và những đánh giá triển vọng về chính sách thắt chặt của Fed trong năm 2019.

Triển vọng thị trường ngoại hối tuần tới

Thị trường tuần tới tập trung quan tâm vào những công bố mới về chính sách của Fed vào thứ Ba (15/1). Nếu như những dữ liệu cho thấy áp lực lạm phát Mỹ đang giảm thì đó có thể là một yếu tố ảnh hưởng đến triển vọng tăng lãi suất trong các tháng tới.

Một số quan chức Fed cũng sẽ phát biểu trong tuần này, đây là cơ hội bổ sung để trấn an những người theo dõi thị trường rằng họ sẽ có cách tiếp cận kiên nhẫn đối với chính sách tiền tệ.

Trung Quốc sẽ công bố những số liệu thương mại được theo dõi chặt chẽ vào thứ Hai trong khi cuộc chiến thương mại giữa Bắc Kinh và Washington vẫn đang tiếp diễn.

Cũng vào thứ Ba, Quốc hội Anh dự kiến ​​sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu về thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Theresa May sau khi nỗ lực bỏ phiếu đầu tiên về thỏa thuận này đã bị hoãn lại vào tháng trước.

Trong khi đó, khu vực đồng euro sẽ công bố số liệu lạm phát sửa đổi vào thứ Năm và Anh sẽ công bố dữ liệu bán lẻ vào thứ Sáu.

su kien thi truong ngoai hoi tuan toi 141 181 chinh sach cua fed anh huong suot tuan
Nguồn: Reuters.

Đồng USD đã tăng cao hơn vào thứ Sáu (11/1) ngay cả khi triển vọng của đồng bạc xanh vẫn ảm đạm giữa những tín hiệu thận trọng từ Fed về việc tăng lãi suất.

Chỉ số US Dollar Index, đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với rổ 6 loại tiền tệ chính, đã kết thúc ngày thứ Sáu tại 95,25, tăng 0,14% nhưng lại đánh dấu tuần giảm thứ tư liên tiếp.

Greg Anderson, Chiến lược gia FX toàn cầu tại BMO Capital Market tại New York, cho biết triển vọng lãi suất của Fed trên chỉ là một yếu tố làm cho đồng USD yếu đi trong tháng 1.

Chủ tịch Fed phát biểu hôm thứ Năm (10/1) trong một diễn đàn tại Câu lạc bộ kinh tế Washington rằng ngân hàng trung ương Mỹ dự định thu hẹp bảng cân đối kế toán của mình, điều này cho thấy họ chưa dự kiến thực hiện thắt chặt chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, các thị trường vẫn cho rằng Fed sẽ không tăng lãi suất trong năm nay.

Dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng của Mỹ vào tháng 12 đã giảm lần đầu tiên trong 9 tháng. Điều này có ít tác động đến thị trường nhưng nó ủng hộ lập trường thận trọng của Fed về việc tăng lãi suất trong năm nay.

Bên cạnh triển vọng lãi suất do Fed, Shaun Ostern, chiến lược gia trưởng của FX tại Scotiabank ở Toronto, đã trích dẫn các xu hướng theo chu kì, cấu trúc và xu hướng có thể gây áp lực lên đồng USD vào năm 2019.

"Triển vọng về chính sách ngân hàng trung ương đã đạt đến đỉnh điểm về việc hỗ trợ cho đồng USD và thâm hụt tài chính và tài khoản vãng lai dự kiến ​​sẽ mang lại sự yếu kém trong trung hạn cho đồng tiền này", ông Ostern nói.

Đồng euro ít thay đổi so với đồng USD trong giao dịch cuối tuần với tỷ giá EUR/USD dừng ở 1,1467.

Đồng bạc xanh cũng ít thay đổi so với đồng yen Nhật và bảng Anh với tỷ giá USD/JPY dừng ở mức 108,54 và tỷ giá GBP/USD ở mức 1,2849.

Danh sách các sự kiện quan trọng có khả năng ảnh hưởng đến thị trường

Ngày Sự kiện diễn ra
Thứ Hai, 14/1
  • Thị trường tài chính ở Nhật Bản sẽ đóng cửa cho một kỳ nghỉ.

  • Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu về thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

  • New Zealand sẽ công bố báo cáo về niềm tin kinh doanh.

Thứ Ba, 15/1
  • Tại Anh, các thành viên quốc hội dự định sẽ tổ chức một nỗ lực thứ hai để bỏ phiếu về thỏa thuận Brexit của Thủ tướng Theresa May.

  • Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi dự kiến ​​phát biểu tại một sự kiện ở Strasbourg.

  • Mỹ sẽ công bố số liệu về lạm phát giá sản xuất và chỉ số sản xuất.

  • Chủ tịch Fed thành phố Kansas Esther George sẽ phát biểu.

Thứ Tư, 16/1
  • Australia công bố dữ liệu về niềm tin của người tiêu dùng.

  • Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) Mark Carney sẽ giải trình về Báo cáo Ổn định Tài chính trước Ủy ban Lựa chọn Kho bạc.

  • Anh sẽ phát hành dữ liệu lạm phát giá sản xuất.

Thứ Năm, 17/1
  • Các chủ ngân hàng trung ương và các bộ trưởng tài chính từ các quốc gia G20 sẽ tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh tại Tokyo.
  • Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) Haruhiko Kuroda dự kiến ​​phát biểu tại hội nghị G20.
  • Khu vực đồng euro công bố số liệu lạm phát sửa đổi.
  • Mỹ công bố báo cáo hàng tuần về tuyên bố thất nghiệp ban đầu cũng như chỉ số sản xuất của Philly Fed.
  • Thống đốc Fed Randal Quarles sẽ phát biểu.
Thứ Sáu, 18/1
  • Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ tiếp tục cho ngày làm việc thứ hai.
  • Anh phát hành dữ liệu về doanh số bán lẻ.
  • Canada sẽ công bố số liệu lạm phát.
  • Chủ tịch Fed New York John Williams sẽ phát biểu.
  • Mỹ sẽ kết thúc tuần với dữ liệu sơ bộ về niềm tin của người tiêu dùng.

Xem thêm

Diệp Bình