|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Sự cứng rắn là thái độ quen thuộc của các hãng gọi xe công nghệ

09:02 | 02/07/2020
Chia sẻ
Việc các tài xế tụ tập phản đổi chính sách của hãng gọi xe công nghệ không phải là chuyện lạ trên toàn thế giới và ở Việt Nam, song các công ty vẫn giữ nguyên chính sách thay vì chiều chuộng tài xế.

CEO Uber bị gọi là "kẻ ăn cắp"

Hôm 24/6, hàng loạt tài xế Uber tụ tập trước biệt thự của CEO Dara Khosrowshahi để phản đối những nỗ lực của ông nhằm chống dự luật của bang California. Theo Forbes, nhóm phản đối bao gồm 40-50 người và căng băng rôn với dòng chữ "Kẻ ăn cắp sống tại đây" và treo trước cổng nhà CEO Uber.

Nhóm người phản đối tố Dara Khosrowshahi đang chống dự luật có lợi cho nhóm tài xế. Đạo luật mang tên AB5  và buộc các hãng gọi xe công nghệ như Lyft hay Uber phải có chính sách đãi ngộ đối với các tài xế giống như các nhân viên của công ty: Phải có mức lương tối thiểu và phúc lợi về y tế, bảo hiểm.

Từ vụ việc CEO Uber bị gọi là 'kẻ ăn cắp': Khi sự cứng rắn là điều cần thiết với các hãng gọi xe công nghệ - Ảnh 1.

Hàng chục người tập trung trước biệt thự của Dara Khosrowshahi, tổng giám đốc Uber, và gọi ông là kẻ ăn cắp. Ảnh: Forbes.

Forbes tiết lộ rằng mọi người không ai biết Dara Khosrowshahi ở nhà ở thời điểm đó hay không. Nhưng một điều chắc chắn là Uber chưa có động thái nào nằm hạ nhiệt việc phản đối đạo luật AB5 của bang California.

Việc các tài xế tụ tập để phản đối một chính sách nào đó của hãng gọi xe công nghệ, không còn là chuyện quá mới và ngay tại Việt Nam cũng có nhiều vụ việc tương tự. 

Tuy nhiên, thay vì tụ tập tại nhà riêng, các tài xế Việt thường chọn trụ sở làm việc của các hãng gọi xe để tập trung và yêu cầu công ty xem xét lại chính sách. Thường việc tụ tập xuất hiện trong bối cảnh các hãng gọi xe thay đổi chính sách, thường theo chiều hướng bất lợi cho nhóm tài xế.

Một điểm đáng chú ý là dù có tập trung phản đối với qui mô lớn hay nhỏ, hầu hết các trường hợp các công ty gọi xe tại thị trường Việt Nam đều tỏ ra cứng rắn và quyết tập trung theo đường lối đã đề ra ban đầu thay vì "chiều chuộng" tài xế, bất chấp việc có những nhóm tài xế dọa tắt app hay thậm chí nghỉ việc.

Chính vì những động thái cứng rắn này dẫn đến một hệ quả tích cực: Số lượng các vụ tập trung lên trụ sở giảm xuống, và sau mỗi lần thì số lượng tài xế tham gia phản đối cũng bớt đi. Có thể một phần vì tình hình dịch COVID-19 khiến nhiều người hạn chế tụ tập, nhưng rõ ràng phần nào những ứng dụng gọi xe nói chung và giao hàng, đồ ăn nói riêng dường như đang có bước đi đúng đắn.

Sự cứng rắn của các hãng gọi xe công nghệ

Uber đang gặp khó khăn và đây là điều không phải bàn cãi. Trước khi COVID-19 diễn ra, Uber đã chủ động rút lui khỏi nhiều thị trường, đặc biệt là mảng giao đồ ăn bằng cách bán lại thị phần cho đối thủ bản địa. Giá cổ phiếu công ty từ sau khi IPO liên tục giảm cho thấy niềm tin của nhà đầu tư vào Uber cũng lao dốc.

Khi COVID-19 bùng nổ, Uber là công ty đứng hàng đầu trong nhóm sa thải nhân viên. Hai đợt sa thải hồi tháng 5/2020 của Uber khiến 6.700 người lao động mất việc, một con số khổng lồ. Giám đốc công nghệ Thuận Phạm, giám đốc thâm niên nhất tại công ty cũng nói lời chia tay với Uber trong cùng thời điểm đó.

Hiện tại Uber vẫn lỗ đến hàng tỉ USD và đạo luật AB5, theo báo cáo của Chronicle, sẽ khiến chi phí của các hãng gọi xe công nghệ tăng vọt lên 30%. Từ đó, nếu không phản đối luật này, Uber sẽ khó ngày càng khó khi niềm tin các nhà đầu tư đã giảm sút rõ rệt.

Chính vì thế, nếu đáp ứng yêu cầu của một nhóm tài xế, Uber sẽ tiến gần hơn đến việc "gãy sừng" giống như kì lân WeWork: Từng được định giá hàng chục tỉ USD rồi giá trị sụt giảm nhiều lần khi bong bóng "nổ".

Từ vụ việc CEO Uber bị gọi là 'kẻ ăn cắp': Khi sự cứng rắn là điều cần thiết với các hãng gọi xe công nghệ - Ảnh 2.

Tụ tập phản đối chính sách của hãng không phải là câu chuyện mới với các công ty gọi xe công nghệ. Ảnh: Vietnamdaily.

Tương tự, dù có thể ở qui mô nhỏ hơn với các hãng gọi xe công nghệ khác, đặc biệt tại Việt Nam, chưa hãng lớn nào tự tin tuyên bố họ có lãi. Chính vì thế, việc tuân thủ theo chiến lược đặt ra ban đầu là rất quan trọng.

Sau khi "đốt tiền" giành thị phần và có một chỗ đứng vững chắc, các hãng gọi x tiến đến giai đoạn khai thác để nhanh chóng đạt điểm hòa vốn và bứt lên. Chính vì thế, việc siết lại các ưu đãi ban đầu (như giảm khuyến mãi cho khách hàng và giảm thưởng cho tài xế) cũng đã nằm trong tính toán của các công ty gọi xe.

Dịch COVID-19 lại càng khiến những hãng gọi xe gặp khó. Việc hạn chế tiếp xúc khiến nhiều người không dám sử dụng "xe ôm". Nhìn ra qui mô Đông Nam Á, cả Grab và Go-jek đều buộc phải cắt giảm nhân sự để tái cơ cấu trước khi tính đến những câu chuyện tiếp theo.

Trong trường hợp các hãng gọi xe gặp khó hay thậm chí xấu nhất là ngừng hoạt động, người thiệt nhất chính là các tài xế. Những tài xế này có thể sẽ chuyển sang làm việc cho hãng khác nhưng nên biết rằng hầu hết đường lối khai thác thị trường của hầu hết các công ty đều gần giống nhau. Nếu cứ giữ thái độ phản đối thay vì nỗ lực làm việc, các tài xế sẽ tư đẩy bản thân họ vào thế khó.

Tiểu Phượng

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.