|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Số ca mắc COVID-19 mới có xu hướng chững lại, tình hình dịch trong nước cơ bản được kiểm soát

07:13 | 09/06/2021
Chia sẻ
Bộ Y tế cho rằng số ca mắc mới bắt đầu có xu hướng chững lại. Các trường hợp nhiễm COVID-19 mới hầu hết là các trường hợp tiếp xúc gần (F1) đã được cách ly từ trước hoặc trong khu vực đã phong tỏa.

Báo cáo tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 chiều 8/6, theo báo Chính phủ, Bộ Y tế cho biết đến thời điểm này, tình hình dịch bệnh trong nước cơ bản đã được kiểm soát, số ca mắc mới bắt đầu có xu hướng chững lại.

Bộ Y tế nhận định trong những ngày tới, tại Bắc Giang, Bắc Ninh, TP HCM có thể sẽ tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc mới do nhiều trường hợp đã bị phơi nhiễm từ trước, tuy nhiên đây đều là các trường hợp được cách ly hoặc trong khu vực phong tỏa.

Cũng theo Bộ Y tế, sẽ vẫn có thể ghi nhận một số trường hợp mắc đơn lẻ tại một số địa phương khác từ những người nhập cảnh trái phép hoặc từ những trường hợp có tiếp xúc với ca bệnh tại một số ổ dịch cũ.

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo chỉ ra một trong những vấn đề đáng lo nhất hiện nay là dịch bệnh xuất hiện trong các khu công nghiệp nhưng không được phát hiện nhanh.

Ban Chỉ đạo thống nhất ý kiến cần tích cực chuẩn bị các giải pháp từ sớm để trong tình huống dịch xảy ra ở nhiều nơi, đặc biệt tại các khu công nghiệp thì tổ chức xét nghiệm ngay từ những ngày đầu.

Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế thúc đẩy thí điểm sử dụng công nghệ, sinh phẩm xét nghiệm COVID-19 qua nước bọt; tiếp cận công nghệ, phương pháp sàng lọc kết hợp xét nghiệm sinh học, quang học và trí tuệ nhân tạo (AI). 

Tại cuộc họp, đại diện Bộ Y tế cho biết hai phương pháp xét nghiệm này đã được thực hiện tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, bước đầu cho kết quả khả quan. Trong tuần này, Bộ Y tế sẽ có đánh giá, đề xuất triển khai thí điểm trên thực địa vùng có dịch.

Về quy trình đưa đón chuyên gia, người Việt Nam từ nước ngoài về, Bộ Y tế cho biết dự kiến các đối tượng nhập cảnh sẽ được phân loại thành nhóm khác nhau.

Những người nhập cảnh đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19 sẽ được kiểm tra bằng những xét nghiệm khác nhau để khẳng định việc tiêm vắc xin đã có tác dụng (bởi hiệu quả của các loại vắc xin từ 70% đến 90%). Những người này sẽ được rút ngắn thời gian cách ly tập trung xuống khoảng 1 tuần.

Dịch COVID-19 lần thứ 4 bùng phát tại Việt Nam hôm 27/4, đến nay đã ghi nhận tổng cộng 6.044 bệnh nhân ở 39 tỉnh, thành.

5 địa phương ghi nhận số ca mắc cao nhất cả nước (tính đến sáng 9/6) lần lượt là Bắc Giang (3.333 ca), Bắc Ninh (1.164 ca), TP HCM (461 ca), Hà Nội (441 ca, trong đó Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh có 95 ca, Bệnh viện K Đông Anh có 52 ca), Đà Nẵng (158 ca).

Có 16 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới gồm Yên Bái, Quảng Ngãi, Đồng Nai, Nghệ An, Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk, Nam Định, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Thọ, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Anh Đào

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.