|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Khi ngân hàng bắt tay với fintech

13:43 | 27/05/2023
Chia sẻ
CoFounder MoMo Nguyễn Bá Diệp MoMo chia sẻ vai trò của fintech trong quá trình chuyển đổi số của ngành tài chính - ngân hàng.

Chia sẻ tại Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam – Châu Á 2023 (Vietnam - Asia DX Summit 2023) vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Nguyễn Bá Diệp - Đồng sáng lập MoMo, đã chia sẻ về vai trò của Fintech trong quá trình chuyển đổi số của ngành tài chính - ngân hàng ở Việt Nam.

Ông Diệp cho biết: “Nhiều ngân hàng dù đã hướng đến số hóa nhưng cách tiếp cận khách hàng thì vẫn theo hướng cũ. Trong khi đó, các fintech có những mô hình tiếp cận khách hàng hằng ngày và thấu hiểu nhu cầu của khách hàng”.

Ông Diệp nói rằng các công ty fintech có thể giúp các ngân hàng, tổ chức tài chính tiếp cận khách hàng một cách đơn giản, hiệu quả với chi phí thấp nhất. “Sự bắt tay của ngân hàng và các đơn vị trung gian thanh toán sẽ tạo ra mô hình hợp tác hữu hiệu nhất”, vị coFounder khẳng định.

 Ông Nguyễn Bá Diệp tại sự kiện. (Ảnh: MoMo).

Ngân hàng bắt tay với Fintech

Từ thực tế, ông Nguyễn Bá Diệp chia sẻ về ba dịch vụ hiện nay mà MoMo và các ngân hàng, tổ chức tài chính đang hợp tác triển khai. Đầu tiên, MoMo triển khai công nghệ eKYC cùng ngân hàng để giúp khách hàng định danh trực tuyến, đơn giản hóa thủ tục giấy tờ khi mở tài khoản ngân hàng. 

Từ khi triển khai đến nay, đã có hơn 230.000 tài khoản ngân hàng được mở thành công cho khách hàng thông qua MoMo. So với cách làm truyền thống, khách hàng chỉ mất 2 phút để hoàn thành quá trình mở tài khoản ngân hàng và chỉ mất 35 giây để duyệt hồ sơ với tỷ lệ duyệt thành công lên đến 90% qua MoMo.

Thứ hai, MoMo đóng vai trò là nền tảng đầu tư dễ tiếp cận, giúp kết nối khách hàng với nhiều sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng, tổ chức tài chính. Với các dịch vụ như Tiết Kiệm Online, Tiệm Vàng Online, Chứng Chỉ Quỹ, MoMo giúp khách hàng gửi tiết kiệm, mua bán vàng, mua chứng chỉ quỹ mọi lúc mọi nơi, trực tuyến và theo thời gian thực. 

Theo ông Nguyễn Bá Diệp, các đối tác ngân hàng và tổ chức tài chính đánh giá hiệu quả của mô hình hợp tác này là cao gấp nhiều lần so với cách làm truyền thống, với số lượng khách hàng và giá trị giao dịch đáng kể. 

Cụ thể, đã có hơn 100.000 tài khoản tiết kiệm được mở trực tuyến tại Ngân hàng Bản Việt trên MoMo, 20.000 khách hàng mua vàng của Sacombank-SBJ trên MoMo, hơn 60.000 nhà đầu tư mở tài khoản thành công và giao dịch Chứng Chỉ Quỹ trực tiếp với các công ty Quỹ qua MoMo.

Thứ ba, MoMo là nền tảng thu hộ khoản vay, thẻ tín dụng của 20 ngân hàng và công ty tài chính lớn, hỗ trợ 5-7 triệu khách hàng có nhu cầu thanh toán khoản vay, thẻ tín dụng. Sự đơn giản, tiện lợi trong dịch vụ vừa giúp tăng trải nghiệm khách hàng, vừa giúp các ngân hàng, công ty tài chính tiết kiệm chi phí vận hành.

Tiếp cận nhóm khách hàng dưới chuẩn ngân hàng

Ngoài ra, ông Diệp nhấn mạnh ý nghĩa của hợp tác giữa fintech và ngân hàng trong việc đưa dịch vụ tài chính đến các đối tượng khách hàng thu nhập trung bình thấp và rất thấp. Theo ông Diệp, đây là những đối tượng yếu thế và chiếm đa số, chưa có nhiều cơ hội tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng. 

“Chúng tôi mong rằng trong thời gian tới Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ có thêm nhiều chính sách hỗ trợ phát triển các mô hình hợp tác giữa fintech và ngân hàng. Đây chính là mô hình sẽ mang lại lợi ích cho những người thu nhập thấp, tạo ra đóng góp và tác động đáng kể cho sự phát triển của xã hội”, ông Diệp nói.

Nếu như trước đây đầu tư được biết đến là cuộc chơi của các khách hàng doanh nghiệp và khách hàng thu nhập khá và cao, thì giờ đây mô hình hợp tác nói trên đã mở ra cơ hội đầu tư cho nhiều khách hàng thu nhập thấp. Đơn cử, trên MoMo, khách hàng có thể mở tài khoản tiết kiệm trực tuyến từ 500.000 đồng, mua vàng từ 0,1 chỉ vàng và mua chứng chỉ quỹ chỉ từ 10.000 đồng.

Diễn đàn Cấp cao Chuyển đổi số Việt Nam – Châu Á là sự kiện thường niên được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ Thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông. 

Diễn đàn có sự tham gia của hàng nghìn đại biểu mỗi năm, bao gồm các lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương và các phiên Hội thảo chuyên đề cho Việt Nam và châu Á về chuyển đổi số trong các lĩnh vực: Tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, thương mại, nông nghiệp, giao thông vận tải và logistics, tài nguyên - môi trường, bất động sản, và sản xuất công nghiệp.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Chí Dũng

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.