Sau khó khăn, tín dụng tiêu dùng trở lại đường đua
Dư địa phát triển mạnh sau phục hồi
Sau giai đoạn chững lại và đối mặt với nhiều khó khăn, hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam đang hồi phục. Không chỉ các ngân hàng thương mại, nhiều công ty tài chính cũng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, cho vay tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn, tiêu dùng của khách hàng dịp cuối năm. Đặc biệt trong bối cảnh tiêu dùng nội địa đang được thúc đẩy nhằm góp phần vào đà phục hồi, tăng trưởng của nền kinh tế.
Với đà phục hồi từ nhu cầu thị trường, hoạt động kinh doanh của nhiều công ty tài chính cũng sáng trở lại. Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2024 của Home Credit vừa công bố cho thấy, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 474 tỷ đồng, tăng mạnh 125% so với cùng kỳ 2023. Kết quả này giúp tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) tăng mạnh từ mức 3,22% trong nửa đầu năm 2023 lên 6,77%.
Home Credit Việt Nam hiện nay đã xây dựng được mạng lưới 16.000 điểm bán hàng và có khoảng 6.000 nhân viên và tệp khách hàng hơn 16 triệu người, đa phần là người có thu nhập thấp và không có lịch sử tín dụng, hoặc dưới chuẩn ngân hàng. Kinh doanh với các sản phẩm chính: Cho vay trả góp xe gắn máy; Cho vay trả góp hàng điện máy gia dụng, điện tử; Cho vay trả góp tiền mặt; Sản phẩm thẻ tín dụng; Sản phẩm mua trước trả sau Home PayLater; Bảo hiểm…
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy hiện dư nợ cho vay tiêu dùng trên cả nước vào khoảng 2,9 - 3 triệu tỉ đồng, chiếm khoảng 22% tổng dư nợ tín dụng. Trong đó, cho vay tiêu dùng với những món nhỏ, không quá 100 triệu đồng ngày càng đóng vai trò quan trọng, thúc đẩy khách hàng tiêu dùng, mua sắm…
Một lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước phân tích, nếu khoảng 5-7 năm trước, cho vay tiêu dùng để sinh hoạt hằng ngày, đáp ứng các nhu cầu chữa bệnh, cưới xin, đóng học phí… chiếm tỉ lệ rất nhỏ ở các tổ chức tín dụng, nhất là ngân hàng thương mại. Hiện tại, cơ chế, chính sách khuyến khích ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay tiêu dùng rất rộng mở và nhiều chính sách khuyến khích, đẩy mạnh cho vay tiêu dùng cũng được triển khai.
Lợi thế với “mua trước trả sau”
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, Home Credit là một trong những công ty tài chính số đầu tiên tạo xu hướng mua trước trả sau (Buy now pay later - BNPL) mang lợi nhiều lợi ích cho người tiêu dùng.
Không chỉ góp phần tạo ra xu hướng và thúc đẩy làn sóng nở rộ của mua trước trả sau, Home Credit còn không ngừng hợp tác với các đơn vị tạo thêm tiện ích cho khách hàng.
Mới đây, Home Credit tiếp tục hợp tác với Be Group thúc đẩy xu hướng mua trước trả sau khi mang đến cho hơn 10 triệu người dùng Be thêm lựa chọn thanh toán mới. Cụ thể, khi kích hoạt Home PayLater của Home Credit trên ứng dụng Be, sau gần 1 phút phê duyệt, người dùng có thể tiếp cận hạn mức trả sau đến 25 triệu đồng. Bước xác thực hồ sơ cũng được tinh giản nhờ tích hợp công nghệ số.
Phương thức thanh toán Home PayLater này cung cấp nhiều ưu đãi và hỗ trợ tài chính khác như miễn lãi suất lên đến 45 ngày, không cần trả trước, đa dạng loại hình dịch vụ trên ứng dụng BE như beFood - đặt đồ ăn, mua vé máy bay, tàu hỏa, xe khách, bảo hiểm. Người dùng Home PayLater trên BE còn được miễn các loại phí mở tài khoản, chuyển đổi, sử dụng, tất toán trước hạn.
Chỉ tính riêng sản phẩm mua trước trả sau, Home Credit đã ký thoả thuận triển khai Home PayLater với một loạt đối tác lớn khác như hệ thống Thế Giới Di Động, Tiki, Traveloka, iVIVU, …
Theo Research and Markets.com, thị trường mua trước trả sau ở Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 41,8% và quy mô thị trường sẽ đạt mức 3,33 tỷ USD trong năm 2024. Dự báo tăng trưởng trung và dài hạn của thị trường này cũng đạt mức độ tăng trưởng kép hằng năm khoảng 27,6% trong giai đoạn 2024-2029 với quy mô thị trường ước tính khoảng 11,3 tỷ USD vào năm 2029.
Mới đây, Home Credit đã xuất sắc lọt vào Top 5 Công ty uy tín ngành Tài chính năm 2024 theo đánh giá của Vietnam Report và Báo VietnamNet. Thành quả này lần nữa khẳng định cam kết không ngừng của Home Credit trong việc thúc đẩy tài chính số toàn diện, hỗ trợ người tiêu dùng làm chủ cuộc sống, sống vui như mong đợi và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.