|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Sản xuất nông sản theo liên kết đã mạnh nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu

10:22 | 02/05/2019
Chia sẻ
Trong thời gian qua, Việt Nam đã có bước thay đổi mạnh mẽ trong liên kết nông nghiệp. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nút thắt khiến việc sản xuất nông sản theo chuỗi chưa đạt được nhu cầu thế giới

Nông dân phá vỡ hợp đồng

Phát biểu tại phiên Hiến kế về nông nghiệp, tạo lập và phát triển bền vững các chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản hội nhập quốc tế trong Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam 2019, ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, cho biết hiện nay tính liên kết trong nông nghiệp có biến triển rõ nét tuy nhiên những chuyển biến này chưa đáp ứng nhu cầu nền nông nghiệp hiện đại, cơ chế thị trường cạnh tranh, vấn đề an toàn thực phẩm.

Sản xuất nông sản theo liên kết đã mạnh nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu - Ảnh 1.

Phiên Hiến kế về nông nghiệp, tạo lập và phát triển bền vững các chuỗi giá trị nông, lâm, thủy sản hội nhập quốc tế trong Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam 2019. Ảnh: Đức Quỳnh

Trong thời gian qua, Việt Nam đã có bước thay đổi mạnh mẽ trong liên kết nông nghiệp. Cụ thể trong năm 2018, cả nước có hơn 9.000 doanh nghiệp tư nhân sản xuất nông nghiệp theo chuỗi với hơn 35.000 trang trại, 14.000 hợp tác xã. Số lượng hợp tác xã hoạt động hiệu quả đã tăng từ 20 - 30% cách đây 15 năm lên trên 50% như hiện nay.

Tuy nhiên, mặc dù đã có bước phát triển nhanh nhưng việc liên kết vẫn chưa đủ mạnh. Củ thể, chỉ có 11-14% sản lượng nông nghiệp thông qua liên kết. Con số này là quá nhỏ so với mức 60% trong khu vực.

Bên cạnh đó, trong chuỗi liên kết quan trọng nhất là thực hiện theo quy trình an toàn như Vietgap còn khá thấp (3 - 5%).

"Như vậy, tiềm năng còn rất lớn với hàng chục triệu ha nông nghiệp Việt Nam, trong thời gian tới Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quá trình liên kết trong nông nghiệp", ông Thịnh nói.

Ông Nguyễn Ngọc Dân, Chủ tịch Công ty TNHH Nông nghiệp United, chia sẻ bản thân nhận thức của bộ phận lớn nông dân về việc sản xuất theo chuỗi còn chưa cao. Người dân dân trồng nông sản mà họ thích trong khi nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm đó nhiều khi không cao dẫn đến tình trạng dư cung.

"Nhiều khi nông dân kí hợp đồng bán nông sản công ty, thương nhân nhưng khi có gian thương vào mua với giá cao hơn, họ sẵn sảng bán cho gian thương, phá vỡ hợp đồng. Có trường hợp nông dân tự ý dùng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón không đúng quy cách. Khi doanh nghiệp xuất khẩu sang nước ngoài, toàn bộ lô hàng bị trả về do không đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp", ông Dân nói.

Cần xóa tâm lí nặng nề về hợp tác xã cũ

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Cao Đức Phát Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương cho biết thời gian qua đã có nhiều chủ trương, giải pháp cho lĩnh vực nông nghiệp, nhưng nay nhìn lại thì các doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong khu vực này "còn rất mỏng"; trong số 500.000 doanh nghiệp hiện nay chỉ có 6.000 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Việt Nam hiện có 10 triệu hộ nông dân rất nhỏ, siêu nhỏ so với các hộ nông dân trên thế giới.

Ông Cao Đức Phát nhấn mạnh muốn phát triển nền nông nghiệp vững mạnh có khả năng cạnh tranh cao trong giai đoạn mới thì không chỉ phát huy vai trò kinh tế hộ như đã làm thời gian qua, mà cần phát triển vai trò hạt nhân là các doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân.

Về phía doanh nghiệp, ông Dân đề xuất đào tạo công nhân nông nghiệp vì thực tế có những kỹ sư nông nghiệp thiếu lăn lộn. Chúng ta có thể mở các lớp trung cấp nông nghiệp, chính quyền hỗ trợ người dân đi học chuyên về một loại cây, được cấp bằng lý thuyết, trực tiếp xuống đồng ruộng để thực hành, nếu đạt thì cấp bằng.

Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh khâu tuyên truyền cho bà con hiểu rõ hơn về tấm quan trọng của sản xuất theo chuỗi liên kết.

Về phía chính sách cần đẩy mạnh việc tiếp cận các chính sách hơn nữa đối với nông dân và doanh nghiệp.

Đại diện cho Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, ông Nguyễn Văn Thịnh đề xuất cần đẩy mạnh việc tuyên truyền cho bà con về mô hình hợp tác xã kiểu mới, xóa bỏ tâm lí nặng nề do mô hình hợp tác xã cũ để lại. Cùng lúc đó, Nhà nước cần cần sóm sửa luật hợp tác xã do sau 7 năm thực hiện có nhiều vấn đề chưa phù hợp, sửa luật đất đai, tháo gỡ nút thắt về tích tụ ruộng đất.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Lê Quốc Doanh, cho hay hiện nay, có ba hình thức liên kết của doanh nghiệp với hộ sản xuất. Đầu tiên là liên kết với nông dân qua hợp đồng thu mua nông sản (chiếm tỷ lệ cao nhất và phổ biến nhất). 

"Tổng diện tích sản xuất của cánh đồng lớn đạt hơn 579.000 ha, trong đó diện tích trồng lúa trên 516.000 nghìn ha (chiếm 89,2%)", ông Doanh nói.

Thứ hai là loại hình hộ nông dân hợp đồng gia công cho doanh nghiệp chủ yếu phổ biến trong chăn nuôi, nhất là trong nuôi heo, gà. Đây là hình thức liên kết chuỗi giá trị khép kín từ khâu sản xuất đến khâu chế biến, giết mổ và tiêu thụ được thực hiện giữa người chăn nuôi với doanh nghiệp, điển hình như CTCP Việt Nam, DABACO, Emivest... 

Ba là loại hình hộ nông dân góp vốn, đất và làm thuê cho doanh nghiệp. Đây là hình thức khá tiên tiến và có một số doanh nghiệp như Công ty CP Mía đường Lam Sơn, Công ty Cao su Sơn La... đang áp dụng hình thức này; một số doanh nghiệp, như Công ty Nam Cường (Nam Định), TH TrueMilk, Trường Hải... bắt đầu xây dựng các chuỗi liên kết khép kín theo cách thuê/mua đất của nông dân và sau đó thuê chính người đã bán/cho thuê đất làm "công nhân" sản xuất theo quy trình và tiêu thụ trực tiếp trong các chuỗi cửa hàng, siêu thị của các doanh nghiệp này.


Đức Quỳnh

[Cập nhật] KQKD ngân hàng 2024: Xuất hiện nhà băng có lợi nhuận tăng bằng lần
Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được đại hội đồng cổ đông giao. Trong đó, một số nhà băng ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số.