Trong niên vụ 2019 - 2020, xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm 4,9% xuống 126,9 triệu bao so với niên vụ 2018 - 2019. Giai đoạn tháng 10/2019 - tháng 9/2020, xuất khẩu cà phê robusta ghi nhận mức giảm ít nhất, giảm 1,4% xuống 48,68 triệu bao.
Dự án Nescafé Plan đã cung cấp phương pháp canh tác tiên tiến và cách trồng cà phê bền vững cho người dân châu Phi, giúp tăng sản lượng cà phê lên tới gấp 5 lần, đạt hơn hai tấn/hecta, theo tờ Africanews đưa tin.
Tiêu thụ cà phê thế giới dự kiến giảm 0,5% xuống còn 167,81 triệu bao do đại dịch COVID-19 tiếp tục gây áp lực lên nền kinh tế toàn cầu và hạn chế việc sử dụng cà phê bên ngoài. Do đó, niên vụ 2019 - 2020 dự kiến kết thúc với thặng dư 1,54 triệu bao, thấp hơn so với niên vụ trước.
Nhu cầu cà phê chất lượng cao đang phục hồi mạnh mẽ sau khi sụt giảm trong những tháng đầu tiên xảy ra đại dịch COVID-19. Điều này cho phép nông dân Brazil bán nhiều sản phẩm hơn ở phân khúc cao cấp.
Nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan tại Nhật Bản tăng mạnh do người dân vẫn tiếp tục ở nhà sau lệnh phong tỏa, do vậy lượng cà phê robusta Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật tăng mạnh và trở thành nhà cung ứng số 1 của quốc gia này.
Sản lượng cà phê Colombia năm 2020 - 2021 dự báo sẽ phục hồi ở mức 14,1 triệu bao. USDA đã sửa đổi ước tính sản xuất trong năm 2019 - 2020, giảm từ 14,3 xuống còn 13,8 triệu bao, chủ yếu do các biện pháp hạn chế sự lây lan của COVID -19.
Báo cáo mới nhất của USDA cho thấy sản lượng và xuất khẩu cà phê thế giới trong năm 2020 - 2021 dự kiến sẽ đạt mức kỉ lục, chủ yếu là do Brazil bước vào năm sản xuất chính. Đồng thời USDA cũng sửa đổi ước tính cho năm 2019 - 2020 với sản lượng và xuất nhập khẩu đều giảm so với dự báo trước đó.
USDA dự báo sản lượng cà phê của Việt Nam trong năm 2020 - 2021 giảm 3,5% xuống 30,2 triệu bao do điều kiện thời tiết không thuận lợi. Ước tính xuất khẩu trong năm 2019 - 2020 giảm xuống còn 23,5 triệu bao do sự cạnh tranh từ thị trường nước ngoài.
Sản xuất cà phê Kenya trong 2020 - 2021 ngưng trệ do thời tiết xấu hạn chế sự ra hoa ở các vùng trồng cà phê chính. Chính phủ Kenya đã khởi xướng các chương trình mới để cải cách lại lĩnh vực này. Đại dịch COVID-19 dự kiến sẽ phá vỡ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
Dự báo sản xuất cà phê của Uganda sẽ phục hồi trong năm 2020 - 2021 nhờ thời tiết thuận lợi và các vụ thu hoạch mới. Xuất khẩu sang cả thị trường truyền thống và thị trường mới dự kiến đều tăng nhờ những chương trình phát triển ngành cà phê của chính phủ
Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 3 đạt 11,06 triệu bao, thấp hơn 3,7% so với 11,49 triệu bao trong cùng kì năm 2019. Nhu cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 dẫn đến nhập khẩu tại các thị trường chính giảm đáng kể.
Ảnh hướng lớn của dịch COVID-19 tới sản xuất và chuỗi cung ứng cà phê trên thế giới, cộng với sự gia tăng nhu cầu từ một số nước tiêu thụ lớn nhất thế giới sẽ khiến giá cà phê tăng trong năm 2020.
Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 2 đạt hơn 11,1 triệu bao so với 10,83 triệu bao trong cùng kì năm 2019. Tuy nhiên trước tình hình phức tạp của dịch bệnh COVID-19, xuất khẩu có thể giảm do thiếu phương tiện vận chuyển và nhân công, trong khi nhu cầu suy yếu có thể gây áp lực lên giá.
Theo Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), chỉ số giá tổng hợp tiếp tục giảm trong tháng 2 do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19. Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 1 đạt 10,29 triệu bao so với 11,14 triệu bao trong cùng kì năm 2018 - 2019.
Theo báo cáo của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 12/2019 đạt 10,3 triệu bao so với 10,27 triệu bao trong tháng 12/2018.