Do không có biển hay cửa khẩu, Cần Thơ dự kiến sẽ quy hoạch thành phố sân bay 10.000 ha, trong đó sẽ dành khoảng 2.000 ha để xây dựng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và phân phối sản phẩm nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2018, Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ đón hơn 830.000 lượt khách. Dự đoán, đến năm 2020 sẽ đón 1,1 triệu, năm 2025 sẽ là 2,6 triệu và 2030 sẽ là 3,3 triệu hành khách.
TP Cần Thơ chỉ thực hiện hỗ trợ cho các hãng hàng không khi đường bay mở mới bị lỗ, các hãng hàng không được cấp phép hoạt động kinh doanh vận chuyển hàng không theo quy định.
Sau hơn sáu năm đưa vào vận hành (tháng 1-2011), Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ (sân bay Cần Thơ) chỉ có vỏn vẹn bốn đường bay cố định, công suất khai thác năm 2016 đạt 20% so với thiết kế. Chính quyền thành phố Cần Thơ cùng một số đơn vị liên quan đang tìm giải pháp để “vực dậy” sân bay của địa phương này nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung.
Nhằm thu hút khách đến nhiều hơn, Cần Thơ đề xuất bù lỗ cho các hãng hàng không mở đường bay mới bằng ngân sách. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng thiếu cơ sở và bất hợp lý, gây lãng phí.
Chỉ đạo mới đây của Cục Hàng không với các hãng hàng không về việc nghiên cứu triển khai đỗ tàu bay tại sân bay Cần Thơ nhằm giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất đã gây xôn xao dư luận và khiến nhiều người đặt câu hỏi xung quanh việc tại sao chưa khởi động dự án mở rộng Tân Sơn Nhất khi đất có, chủ trương có.