|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Samsung xáo trộn chuyển giao quyền lực vì scandal của người thừa kế

12:39 | 17/01/2017
Chia sẻ
Kế hoạch công phu để đưa Jay Y. Lee lên nắm quyền cao nhất tại Tập đoàn Samsung, cuối cùng lại khiến ông này có thể vào tù. 
samsung xao tron chuyen giao quyen luc vi scandal cua nguoi thua ke
Jay Y. Lee, người thừa kế chaebol Samsung đang đối diện vòng lao lý. Ảnh: Bloomberg

Scandal của Phó Chủ tịch Samsung Electronics đang khiến các nhà đầu tư, dư luận đặt câu hỏi về việc ai sẽ lên nắm quyền điều hành tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc sau đó.

samsung xao tron chuyen giao quyen luc vi scandal cua nguoi thua ke Hoãn quyết định bắt người thừa kế Samsung
samsung xao tron chuyen giao quyen luc vi scandal cua nguoi thua ke Các công tố viên đang cân nhắc bắt Phó Chủ tịch Samsung Electronics
samsung xao tron chuyen giao quyen luc vi scandal cua nguoi thua ke Người thừa kế Samsung bị triệu tập để điều tra đưa hối lộ

Những ngày vừa rồi, các công tố viên ở Hàn Quốc đang tìm kiếm lệnh bắt giữ đối với ông Jay Y. Lee, do ông này là nghi can với hàng loạt cáo buộc bao gồm hối lộ, biển thủ. Nếu được tuyên bố là có tội, ông này có thể bị dừng quyền lực trong đế chế kinh doanh của gia đình. Thế chân có thể là các giám đốc đang nắm giữ những vị trí quan trọng trong mảng điện tử, cũng có thể là người em gái Lee Boo-jin, 46 tuổi, hiện điều hành bộ phận khách sạn.

Sau nhiều năm phấn đấu để có thể ngồi vào chiếc ghế Chủ tịch tập đoàn Samsung của cha mình, Jay Y. Lee cũng cố gắng để không đi vào vết xe đổ của ông là hai bản án tù đã được tuyên. Tuy nhiên, ngay cả nếu những cáo buộc nhắm vào ông Lee trong scandal liên quan đến Tổng thống lần này được chứng minh trước tòa, vẫn có khả năng ông Lee có thể quay trở lại điều hành công ty sau đó, hoặc thậm chí ra lệnh từ sau song sắt. Một số lãnh đạo của Hyundai Motor hay SK Group cũng từng rơi vào những hoàn cảnh tương tự.

"Với giới lãnh đạo chaebol Hàn Quốc, có nhiều người từng điều hành từ trong tù, ban lệnh thông qua luật sư hoặc khi các thư ký đến thăm viếng", Lee Kyung-mook, giáo sư tại Đại học Quốc gia Seoul nói với Bloomberg.

Phiên tòa điều trần vụ ông Lee sẽ diễn ra vào ngày mai. Tòa án sẽ quyết định có thông qua hay không yêu cầu bắt giữ ông Lê của các công tố viên. Có hay không có lệnh bắt, các công tố viên vẫn sẽ tiếp tục chứng minh ông Lee có tội.

Việc ông Lee có thể bị bắt là vận đen mới nhất của Samsung Electronics, nhà sản xuất smartphone hàng đầu thế giới. Năm ngoái, công ty này từng một lần lao đao khi phải dừng sản phẩm Galaxy Note 7 vì vấn đề lỗi pin gây cháy nổ. Thiệt hại từ sự cố có thể lên đến 6 tỷ USD theo ước tính của công ty.

Năm nay 48 tuổi, ông Lee gặp khó trước cái bóng thành công của người cha. Chủ tịch Lee Kun-hee đã chuyển đổi Samsung Electronics từ một công ty ứng dụng chuyên đi "copy" thành một người khổng lồ của thế giới trong lĩnh vực TV, smartphone, thẻ nhớ. Ông Lee Kun-hee, cũng là người giàu nhất Hàn Quốc, trải qua một trận đau tim hồi tháng 5/2014 và cổ phiếu Samsung rớt giá từ đó cho đến khi phục hồi vào năm 2016.

"Rất nguy hiểm khi một người nào đó được điều hành cả một công ty chỉ vì anh ta hoặc cô ta có người bố thành công", nhà làm luật thuộc đảng đối lập Park Yong-jin nói với Bloomberg. "Vấn đề lớn nhất của nền kinh tế Hàn Quốc là khi có những người chưa rõ có giỏi hay không lại đi điều hành những công ty lớn nhất nước" .

Theo đó, ông Lee hiện chưa đóng vai trò quản lý hàng ngày tại Tập đoàn, vẫn phụ thuộc vào các CEO và các quản lý cấp cao khác để hoàn thành trách nhiệm. Dù vậy, nhân viên và các cổ đông phụ thuộc vào ông khi cần hướng dẫn về đường lối trong những vấn đề cần ra quyết định.

Sau khi Chủ tịch Lee bị suy sụp vì bệnh tật, các lãnh đạo như J.K. Shin, người phụ trách bộ phận smartphone, thực hiện công việc điều hành hàng ngày tại Samsung Electronics.

Còn người con trai Lee trở thành nhà lãnh đạo không chính thức của Tập đoàn Samsung và điều này dẫn đến một quá trình tái tổ chức rối ren phức tạp nhằm củng cố quyền lực của ông tại đây. Các công tố viên đang tìm hiểu xem liệu quá trình củng cố quyền lực này có liên quan như thế nào đến các khoản tiền chi trả cho người bạn thân Tổng thống để đối lấy hỗ trợ từ Chính phủ.

Nếu ông Lee bị bỏ tù, những người có thể thay thế ông bao gồm đồng CEO của Samsung Electronics là ông Kwon Oh-hyun, 64 tuổi, người đang điều hành bộ phận bán dẫn và màn hình. Đây là hai mảng kinh doanh thành công, góp phần giúp Samsung đạt thành tích lợi nhuận tốt nhất trong 3 năm vào quý cuối cùng của năm 2016.

Một ứng viên khác là Yoon Boo-keun, người đang đứng đầu bộ phận TV và ứng dụng. Cùng với ông Lee, hai ứng viên nói trên là bộ ba điều hành Samsung Electronics.

Ngoài ra, cũng có khả năng người con gái lớn của ông Lee Kun-hee sẽ được cân nhắc. Lee Boo-jin, năm nay 46 tuổi, hiện là CEO của chuỗi khách sạn sang trọng Hotel Shilla. Bà sở hữu 5,5% cổ phần tại Samsung C&T Corp, một trong những cổ đông lớn nhất tại Samsung Electronics.

Việc cho con gái lên nắm quyền đi ngược truyền thống lâu nay với các chaebol đang thống trị nền kinh tế Hàn Quốc, kh nối nghiệp cha đều là con trai. "Bà Lee có thể nắm quyền tạm thời và ít có khả năng nắm quyền lâu dài, do bà có ít cổ phần hơn anh mình trong tập đoàn", Giao sư Lee Kyung-mook từ Đại học Quốc gia Seoul nói.

Chủ tịch Lee vẫn còn một người con gái ít tuổi hơn là Lee Seo-hyun, cũng đang là một lãnh đạo tại Samsung C&T.

Trong khi đó, Jay Y. Lee có thể vuột mất cơ hội nối nghiệp cha mình, do Quốc hội có thể sửa quy định nhằm cản trở Samsung dùng cổ phần để giúp người con trai củng cố quyền lực.

Mới đây, một thành viên Quốc hội đã đề xuất quy định được đặt tên là "Luật Jay Y. Lee", trong đó ngăn chặn các công ty tài chính được hỗ trợ việc sáp nhập nội bộ nhằm sắp xếp cho Lee củng cố quyền lực.

"Vấn đề quản trị doanh nghiệp tại Samsung sẽ còn gian nan thêm một thời gian nữa, và điều này sẽ làm gia tăng tình trạng không chắc chắn tại đây", Heo Pil-seok, CEO tại công ty quản lý tài sản Midas International Asset Management nói.

samsung xao tron chuyen giao quyen luc vi scandal cua nguoi thua ke
Chủ tịch chính thức của Samsung hiện nay là Lee Kun-hee, nhưng ông gặp vấn đề sức khỏe từ năm 2014 đến nay, do đó người con trai Jay Y. Lee được xem là thay cha mình điều hành Tập đoàn Samsung.

Về phần mình, Chủ tịch Lee Kun-hee từng hai lần dính scandal liên quan đến luật pháp, hồi 1996 bị buộc tội hối lộ Tổng thống còn năm 2008 bị buộc tội biển thủ, trốn thuế. Cả hai lần ông này đều được ân xá sau đó.

Lịch sử này có thể lặp lại với con trai ông. Trong phiên điều trần trước quốc hội liên quan đến vụ luận tội Tổng thống Park, ông Jay Y. Lee được hỏi liệu có rút lui vai trò quản lý ở Samsung hay không. "Tôi sẵn sàng chuyển giao nếu có ai đó làm tốt hơn mình", ông nói. "Tôi sẽ chuyển giao bất cứ lúc nào".

Vân Vũ

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.